“Harvard, bốn rưỡi sáng”: Thành công chỉ từ sự cần mẫn?

Câu chuyện “Harvard, bốn rưỡi sáng” đãgây xôn xao mạng xã hội, khiến không ít người có thêm niền cảm hứng dùi mài kinh sử. Nhưng đừng mãi là cú đêm, hãy là những chú ong làm việc hiệu quả!

Câu chuyện đang làm ồn ào mạng xã hội được biết đến như là một bản trích lước từ cuốn sách “Harvard 4:30am - Harvard Universitys Gift to Young People” của tác giả Wei Xiuying người Trung Quốc. Phần trích lược từ cuốn sách cho người đọc thấy được sự miệt mài, chăm chỉ của những sinh viên thuộc trường đại học danh giá hàng đầu thế giới. Liệu rằng, cứ phải thức tới 4 rưỡi sáng để học hành mới là người chăm chỉ? Hay quá lạm dụng thời gian nghỉ ngơi buổi đêm để hoàn thành công việc chỉ có thể xem như là người thất bại trong việc sắp xếp và quản lí thời gian.

Thức khuya sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Thực tế cho thấy, thức quá khuya làm việc là phản khoa học. Người thức khuya và liên tục dài ngày sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Trung bình mỗi người cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ đêm là khoảng thời gian để bộ não thư giãn và kéo dài trí nhớ.

Học tập và làm việc ban đêm thực sự yên tĩnh, chúng ta có thể tập trung giải quyết công việc nhưng nếu kéo dài ngày thì quả thực là mối nguy hại lớn. Chẳng ai muốn bắt gặp một cô cậu sinh viên hay một nhân viên văn phòng đầy uể oải, thiếu sức sống, đôi mắt thâm quầng như gấu trúc vì mất ngủ. Nhiều người do áp lực công việc quá cao, việc thức đêm và dậy sớm là chuyện cơm bữa.

Hơn thế nữa, làm việc khuya hay thức tới 4 rưỡi sáng để học tập cũng chưa cho thấy được hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc không thể hiện ở việc bạn thức khuya như thế nào mà là cách bạn thể hiện nó ra sao.

Như vậy, muốn chất lượng công việc tốt thì phải biết quản lí thời gian hợp lí. Cách phân chia và quản lí thời gian phụ thuộc vào khối lượng công việc của bạn. Mấu chốt của việc sắp xếp thời gian hợp lí là giải quyết được công việc nhưng không để nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hãy là người biết quản lí thời gian hợp lí.

Sai lầm của nhiều người trong việc quản lí thời gian là thường không dành cho mình thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trong khi làm việc. 5 phút sau 1 -2 giờ làm việc, đứng dậy khỏi chỗ làm để lấy lại tinh thần là việc cần thiết. Não bộ hoạt động cũng giống như chúng ta lao động chân tay, mang vác những vật nặng. Nó cũng cần nghỉ ngơi để không bị quá căng thẳng.

Đối với nhiều người có tính chất công việc mà phải “mang việc về nhà”, thì việc vừa rời cơ quan về là lao ngay vào bàn làm việc làm cho xong cũng không phải là cách hay. Chúng ta chỉ có thể làm việc năng suất cao nhất, tỉnh táo nhất khi chúng ta được nghỉ ngơi thoải mái. Ăn uống đầy đủ bữa, nghỉ ngơi thư giãn rồi bắt tay vào việc mới có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu công việc quá nhiều và thời gian hoàn thành gấp, hãy cứ nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật sâu rồi thức dậy sớm để hoàn thành công việc. Áp lực quá nặng trong công việc sẽ khiến cho chúng ta lâm vào chứng stress nặng nề, không thiếu những trường hợp bệnh nhân vì áp lực công việc mà phải tìm đến thuốc để lấy lại tinh thần.

Với nhiều chị em phụ nữ đã có gia đình và con nhỏ, việc quản lí thời gian khó hơn nhiều. Thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi cũng có thể là lúc chơi với con hay làm việc nhà. Nhất thiết trong lúc đó, đừng mảy may suy nghĩ về việc công việc ra sao. Nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lí và chúng ta chẳng thể nào toàn tâm toàn ý lo cho gia đình.

Thức tới 4 rưỡi sáng để làm việc, có thể trong mắt nhiều người, bạn là người nhiệt huyết với công việc, chăm chỉ và cần mẫn.Nhưng đó cũng là một cách tàn phá tuổi trẻ nếu goi đó là phương pháp tiến tới thành công. Tất nhiên, không phải ai cũng ngây thơ tin vào một tác giả Trung Quốc. Ai đã từng học tại Harvard đều hiểu câu chuyện mà cô gái này kể chẳng qua là phương pháp cường điệu hóa môi trường đại học mà người Trung Quốc nào cũng mơ ước đến. Hay phải chăng đó cũng là nỗi ấm ức mà người Trung Quốc luôn băn khoăn vì sao khi họ luôn thể hiện sự chăm chỉ cần mẫn nhưng hiệu quả và sự sáng tạo lại luôn thua kém người Mỹ. Chắc chắn không phải vì họ chỉ có các sinh viên thức khuya. Môi trường cho sự sáng tạo nằm ở không gian khai phóng của nền giáo dục và xã hội đa nguyên bình đẳng, điều tác giả Wei Xiuying đã biết nhưng chưa dám nhắc tới mà thôi.

An Nhiên

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/xa-hoi-giao-duc/%e2%80%9charvard-bon-ruoi-sang%e2%80%9d-thanh-cong-chi-tu-su-can-man