Hạt nhân Triều Tiên: Bình Nhưỡng nhìn cái chết ở Libya, Iraq

Có thể nhận định Triều Tiên không bao giờ ngây thơ để tin rằng Mỹ sẽ không trở mặt nếu từ buông bỏ chương trình hạt nhân của mình...

Quan hệ Mỹ - Triều Tiên và vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên ngày càng đi vào bề tắc trước những tuyên bố cứng rắn cũng như hành động của cả Bình Nhưỡng và Washington, nhất là sau khi LHQ gia tăng cấm vận Triều Tiên.

Nhiều nhận định cho rằng, nguyên nhân là do thái độ thách thức cộng đồng quốc tế Chủ tịch Kim Jong-un đã đẩy sự việc đi quá đà, song nếu xem xét dưới một góc độ khác thì có vẻ như nhà lãnh trẻ buộc phải phản ứng như vậy trước lối hành xử của Washington.

Triều Tiên không từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân vì không có niềm tin vào Mỹ

Triều Tiên không từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân vì không có niềm tin vào Mỹ

Bình Nhưỡng không được Washington tôn trọng và luôn bị đối xử như con bài phục vụ cho lợi ích Mỹ trong ngoại giao nước lớn?

Trước Ngày Thái Dương tại xứ Bắc Hàn, Washington đã khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn với những tuyên bố cứng rắn và cảnh báo Mỹ có thể “cho Tomahawk bay vào Triều Tiên” như vừa làm với Syria.

Dù chỉ là đòn gió của Washington nhưng đã tỏ ra khá hiệu quả quả khi Bình Nhưỡng để cho Ngày Thái Dương trôi qua êm ả. Và Tổng thống Trump đã không có bất cứ động thái nào tiếp theo để ghi nhận đó là động thái tích cực của Kim Jong-un.

Vì vậy, chưa đầy 24 tiếng sau, Kim Jong-un đã cho phóng thử tên lửa nhưng bị xịt. Đây được xem là hành động mang tính cảnh báo thì ít, thăm dò thì nhiều và hệ quả là Donald Trump đã lên tiếng muốn gặp Kim Jong-un trong điều kiện thích hợp.

Rồi ngày 8/5 cuộc đàm phán không chính thức giữa Washington và Bình Nhưỡng đã được xúc tiến, làm gia tăng hy vọng đối thoại trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên, thậm chí dư luận đã mường tượng cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un sẽ diễn ra sớm hơn dự định.

Cho dù kết quả đạt được trong cuộc gặp không chính thức Mỹ -Triều không được tiết lộ, nhưng hành động tiếp theo sau đó của Washington khiến giới phân tích có thể đưa ra nhận định là Bình Nhưỡng không được Washington xem trọng.

Bởi sau khi "kênh ngoại giao 1,5" được kích hoạt thì Washington đã đưa ra cam kết “4 không” với Bình Nhưỡng: không thay đổi chế độ, không tìm cách kết thúc chính quyền của ông Kim Jong-un, không phát động xâm lược và không cố đẩy nhanh quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Đây được cho là kế hoạch của Mỹ nhằm giải quyết chương trình hạt nhân của Triều Tiên, song lại thông qua kênh trung gian là Trung Quốc, một hành động được cho là nhằm “giữ uy và giữ thể” của Mỹ trong nước cờ “vũ khí hạt nhân Triều Tiên”.

Mặc dù cam kết "4 không" có thể được xem là chiến thắng của Kim Jong-un trước Donald Trump, khi Washington cùng một lúc phải sử dụng lúc nhiều “công cụ phi vũ lực” và không thể mang Tomahawk ra đe dọa Bình Nhưỡng được nữa.

Washington chỉ sử dụng kênh ngoại giao 1,5 - đàm phán không chính thức, không xem trọng đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng

Tuy nhiên, qua lối hành xử của Washington khiến chiến thắng của Kim Jong-un trước Donald Trump mất đi nhiều giá trị và ý nghĩa, khi Triểu Tiên vẫn chỉ là con bài trong ngoại giao ngước lớn Mỹ - Trung.

Không những vậy, Chánh văn phòng Nhà Trắng Reice Priebus khi đó còn xác nhận, Tổng thống Trump thường xuyên liên lạc với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung xoay quanh vấn đề kỹ thuật tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Theo quan chức này, thì "Washington cần hợp tác với nhiều đối tác trong vùng để có thể trù liệu mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ. Hoặc nếu có gì đó xảy ra ở Triều Tiên, thì Mỹ sẽ có sự ủng hộ của nhiều đối tác cho kế hoạch của Mỹ", ABC tường thuật.

Những hành xử đó của Washington không thể không khiến Bình Nhưỡng thất vọng, như quan điểm của cựu Dân biểu Mỹ Jane Harman từng khẳng định với The Washington Post.

“Trong nhiều năm chúng ta đã áp dụng lệnh trừng phạt cả đơn phương và đa phương để buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Chúng ta cũng đã thúc giục Trung Quốc ngăn chặn hành động khiêu khích Kim Jong-un. Đó là sự điên rồ và ngồi chờ kết quả thì còn điên rồ hơn nữa”.

Theo nhà chính trị Mỹ thì đã đến lúc Washington phải đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng, tiếc là Tổng thống Trump đã không làm điều đó mà chỉ diễu võ giương oai, để rồi cuối cùng vẫn lặp lại hành động của những người tiền nhiệm.

Vị thế cho Triều Tiên không hề được nâng lên như những tuyên bố của Washington khiến cho Kim Jong-un mất niềm tin và Bình Nhưỡng chưa thể thay đổi chính sách Songun của mình.

Thói quen nguy tạo chứng cứ của tình báo Mỹ và nuốt lời của Washington khiến Bình Nhưỡng phải đề phòng

Ngày 25/4/2017, ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ - tổ chức thường cung cấp nhiều thông tin quan trọng, giúp Bộ Ngoại giao Mỹ tham khảo để điều chỉnh hay định hình lại chính sách đối ngoại của Mỹ, đã nhận định :

“Cả Iraq và Libya đều bị xâm lược sau khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ và một nước Triều Tiên còn theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân thì không thể bị tấn công, đây là bài học không thể lãng quên", theo The National Interest.

Đại tá Gaddafi tin tưởng phương Tây nên phải đánh đổi cả sinh mạng chính trị và tính mạng của bản thân

Theo vị học giả này, những nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây luôn thuyết giáo về tầm quan trọng của việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, về việc phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền. nhưng hành động của họ lại rất khác.

Quả thật đúng như lời ông Richard Haass. Bởi chính quyền Tổng thống Saddam Hussein luôn khẳng định Iraq không sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), song Washington và London vẫn khẳng định Baghdad có trong tay thứ vũ khí giết người hàng loạt ấy và yêu cầu LHQ tiến hành thanh tra.

.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/hat-nhan-trieu-tien-binh-nhuong-nhin-cai-chet-o-libya-iraq-3340911/