Hãy cứ hăm dọa đi, Putin không quan tâm!

(Congluan.vn) - Bất chấp mọi lời tuyên bố sẽ tẩy chay Nga nếu phát động bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Crimea hay Ukraina đều chưa lay chuyển được Putin.

Hàng ngàn người xuống đường phản đối quyết định gây chiến của Nga đối với Ukraina

"Sẽ phải trả giá đắt và chịu hậu quả nghiêm trọng" sau sự can thiệp của Nga tại Crimea. Vì vậy, ông William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao đã phát biểu như vậy vào ngày thứ hai. Nhưng những gì phương Tây thực sự có thể làm để thách thức Vladimir Putin của Nga? Chúng ta có thể đi được bao xa để đi đến xác định tương lai cho một lãnh thổ nhỏ ngập tràn ánh nắng nhô ra từ miền nam Ukraina ?
Crimea nằm ở trung tâm của một bán đảo đẹp như tranh vẽ và đã chứng kiến nhiều cuộc chinh phạt. Crimea nằm dưới ách thống trị của người Hy Lạp, người Scythia, Byzantine và người Anh. Sau cùng, chính tầm quan trọng của các cảng trên Biển Đen đối với việc buôn bán ngũ cốc đã làm bùng lên cuộc chiến Anh-Nga dưới thời Nữ hoàng Victoria.

Ngày nay cũng vậy, các lợi ích kinh tế và địa chính trị ở Crimea cao ngất trời, nếu như không tính tới nông nghiệp (mặc dù Ukraine là một lần nữa nằm trong số các nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới). Chính nỗi sợ hãi của phương Tây về một nước Nga hồi sinh, mà bây giờ chiếm ưu thế, thúc đẩy quyết tâm của họ có được một cuộc chiến tranh Lạnh trong quá khứ. Hòa chung với sự cạnh tranh ngày càng phức tạp thời hậu Xô Viết là sự lo lắng dai dẳng về an ninh năng lượng của Tây Âu và sự sụp đổ hệ thống nếu một Ukraina bên bờ vực phá sản về món nợ quốc gia.

Phản ứng của phương Tây đối với Nga trong cuộc phiêu lưu quân sự tại Crimea cho đến nay chỉ tập trung vào lời nói bóng gió. Giống như Mỹ, Đức và Anh đang đe dọa tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng Sáu tại Nga. Cùng với những tuyên bố mạnh mẽ của ông Hague, Anh cũng đã hủy bỏ một chuyến thăm của Bá tước Wessex đến Sochi thực hiện vào tuần tới mà ông là nhà bảo trợ của Hiệp hội Paralympic Anh.

Cũng như ông Hague, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên án "hành động xâm lược trắng trợn " của Putin, cảnh báo gia tăng hành động đáp trả bằng cách siết chặt cả về ngoại giao và kinh tế. Trong khi chưa có chi tiết cụ thể, các biện pháp như vậy có lẽ sẽ bao gồm lệnh cấm thị thực, phong tỏa tài sản và hạn chế về đầu tư và thương mại của Nga với phương Tây - những hành động trả đũa đó, không nghi ngờ gì nữa, sẽ gây một gây phản ứng tức thì. Nhưng, như một tài liệu ngày hôm qua tại phố Downing hé lộ rõ ràng, Anh rất thận trọng về việc đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt nào.

Ukraina tang hoang vì nội chiến

Mặc dù biện pháp trừng phạt về lý thuyết là có thể, cho rằng Nga không giống như Liên xô, không phải là một hòn đảo bị cô lập kinh tế với phần còn lại của thế giới. Nghĩa là, trái lại đã ít nhiều hòa nhập vào thương mại toàn cầu và từ những năm đầu hỗn loạn đầu thập kỉ 90 Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới. Với những gì các nhà kinh tế gọi là một PPP căn bản, trên thực tế, đã điều chỉnh tiền tệ để tăng sức mua của đồng tiền này, Nga là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, trước cả Anh và Pháp.

Chỉ vài ngày của cuộc khủng hoảng, trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga hầu như không bắt đầu có áp lực lên Putin. Chỉ số thị trường chứng khoán chính của Nga đã giảm 12% ngày hôm qua, tiêu tan 58,4 tỉ giá trị cổ phiếu, hơn cả khoản tiền đã được chi cho Thế vận hội Sochi. Công ty nhà nước như Gazprom và khối dịch vụ tài chính Sberbank đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Đồng rúp cũng đã giảm trong những ngày gần đây với Ngân hàng Trung ương Nga bị buộc phải tăng lãi suất "tạm thời" từ 5,5% đến 7%. Trong các đại lý tiền tệ, rộ lên tin đồn rằng Nga đã bán hơn 10 tỷ USD dự trữ ngày hôm qua để nỗ lực để giữ giá cho đồng rúp .

Như thế có vẻ đã thỏa mãn các nhà ngoại giao phương Tây nhưng trừng phạt kinh tế cũng rất khó áp đặt với Nga và cho dù bất cứ biểu tượng nào của nó, có thể sẽ phản tác dụng. Trước hết, với bất cứ ai hiểu biết bức tranh thương mại của Nga, nhiều công ty phương Tây lớn và mạnh đã đầu tư nhiều vào đất nước giàu tài nguyên rộng lớn này sẽ không muốn làm tổn hại lợi ích của chính họ.

Nước Nga hậu Xô viết đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, dẫn đầu là ngành dầu khí. Các nhà chế tạo xe phương Tây, các nhà bán lẻ và đồ gia dụng đã đổ vào, quan tâm khai thác thị trường bán lẻ lớn thứ hai của châu Âu và lực lượng lao động có trình độ cao và tương đối rẻ của Nga. Như trường hợp của VW, Ford, Renault và Tập đoàn kỹ thuật khổng lồ của Đức Liebherr đã đầu tư hàng tỷ đô la trong các cơ xưởng của họ. Các doanh nghiệp thuần phương Tây khác như Pepsi, Unilever, Procter & Gamble và Boeing cũng đã tham gia sâu - tất cả đều sẽ làm phức tạp bất kỳ nỗ lực nào áp đặt trừng phạt kinh tế lên Nga.

An ninh năng lượng phương Tây tất nhiên cũng là một trở ngại rất lớn. Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới. Bất kỳ ý tưởng nào gây gián đoạn dòng chảy của dầu thô của Nga có thể sẽ gây ra sự tàn phá trên thị trường toàn cầu. Trong những ngày gần đây, khi các biện pháp trừng phạt được lặp đi lặp lại, giá dầu đã tăng vọt tới 2 - 3 USD một thùng. Điều này chỉ có thể gây tổn hại cho các nhà nhập khẩu dầu thô phương Tây như Anh.

Sự gián đoạn dòng khí tự nhiên có thể còn gây nhiều phiền toái hơn vì Nga là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, cung cấp hơn một phần ba khí đốt của Tây Âu. Vì vậy, Moscow đã đặt ngón tay cái của mình vào cổ họng kinh tế của chúng ta. Tình hình trở nên phức tạp bởi thực tế Ukraine đã có một mạng lưới các đường ống từ thời Liên Xô cung cấp hơn một nửa lượng khí từ Nga tới Liên minh châu Âu.

Từ 2006, Moscow đã hai lần cắt đứt nguồn cung cấp cho Ukraine do tranh chấp trong thanh toán - với cảnh báo ngăn chặn dòng khí đến Tây Âu. Kịch bản gần đây nhất, năm 2009, giá ga tăng vọt, châu Âu đau đớn mất 20 phần trăm trong hai tuần, gây ra tiếng phản đối dữ dội từ các công ty và các hộ gia đình ở phương Tây.

Giá gas trên thị trường bán buôn kỳ hạn đã tăng đáng sợ ngày hôm qua, lên đến 7%, dù mùa đông năm nay không khắc nghiệt, có nghĩa là hàng tồn kho khí đốt của châu Âu còn tương đối cao. Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị phương Tây cho rằng phát hiện của dầu đá phiến và khí đốt tại Mỹ và Trung Âu có nghĩa là áp lực năng lượng của Nga đã được nới lỏng. Nhưng khai thác như vậy là không chỉ cực kỳ tốn kém và còn nhiều vấn đề đáng bàn trong tương lai, chứ không phải ngay bây giờ để dùng làm áp lực với Nga. Hiện nay, Nga vẫn giữ đòn bẩy năng lượng đáng kể mà nó có thể vận dụng để đáp ứng với bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào. Thực tế này, kết hợp với phản đối mạnh mẽ từ các doanh nghiệp phương Tây, có nghĩa là các chính trị gia sẽ đấu tranh để chống lại ngay cả việc sử dụng các biện pháp trừng phạt hà khắc.

Một công cụ trong kho vũ khí chống lệnh trừng phạt của Moscow nữa là sức mạnh tài chính của mình. Trong khi nền kinh tế Nga gần đây đã chậm lại, với tốc độ tăng trưởng hiện nay nhảy nhót quanh mức 1,5%, nó đã phát triển gấp mười lần tính theo đồng đô la kể từ cuối những năm chín mươi. Điều này đã cho phép ông Putin thanh toán gần như tất cả các khoản nợ của nước này – tổng nợ chính phủ ít hơn 10% GDP, đến nay là thấp nhất của bất kỳ nền kinh tế lớn nào, và trong một nghĩa nào đó, Nga là một trong số ít các chủ nợ trên thế giới. Ngoài ra, Moscow có tổng nguồn dự trữ 450 tì USD, đứng thứ tư trên thế giới.

Như vậy, Nga nắm giữ hầu hết các nguồn lực để giải cứu Ukraine từ tình trạng khó khăn về ngân sách của mình. Từ rất lâu, trước cả khi các cuộc biểu tình Kiev bắt đầu xảy ra, nền kinh tế Ukraina đã gặp rắc rối. Giá cả thế giới đối với thép, xuất khẩu lớn nhất, đã giảm một nửa kể từ năm 2011. Chính phủ kế tiếp, cố gắng để xoa dịu cử tri đầy bất ổn, đã tiêu tốn rất nhiều, dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn. Ukraine đã được các chủ nợ tư nhân cho vay với lãi suất ngày càng cao và gần một phần tư tổng số 40 tỉ đô phải hoàn trả trong vòng 12 đến 18 tháng tới.

Nga sẽ là một phần quan trọng của giải pháp để khôi phục sự ổn định tài chính tại Kiev trong việc ngăn ngừa một hiểm họa từ việc Ukraina có thể gây nên một cuộc khủng hoảng hệ thống có dễ dàng ảnh hưởng đến phương Tây. Trước Giáng sinh, Moscow đã đồng ý dành khoảng 15 tỉ mua trái phiếu Ukraine mới phát hành trong hai năm tiếp theo, do đó cho phép Kiev để trang trải các món nợ của mình. Đã mua trước đợt đầu 3 tỉ, người Nga đã hoãn mua các đợt kế tiếp, để khả năng thanh toán của Ukraine đong đưa trên đầu như “Sword of Damocles" (thanh gươm của Damocles- truyền thuyết Hy lạp - PV dịch) trên thị trường tài chính toàn cầu.

EU đã nói về "gói tài chính đã đặt trên bàn". Kerry đã nói với thế giới "một củ cà rốt bự” đang được thực hiện. Tuy nhiên, phương Tây cho thấy có rất ít tiền mặt. Cũng nên nhớ rằng, cuộc khủng hoảng này có nguồn gốc trực tiếp chính từ quyết định của cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych khi từ chối thỏa thuận thương mại với châu Âu, chính là do EU được xem là không sẵn sàng để cung cấp hỗ trợ tài chính.

Ngay cả khi một thảm họa được ngăn chặn ở Crimea, cả Nga và phương Tây trở lại trạng thái ban đầu, Kiev cần 15 - 20 tỷ USD để tránh sụp đổ tài chính – xem ra chỉ có Nga là nguồn thực tế duy nhất của quỹ này.

"Chúng tôi rất quan tâm đến bất kỳ bước đi nào xa hơn của Nga trong các khu vực khác của Ukraine," William Hague cho biết hôm qua. Đây là một vị thế hợp pháp. Vấn đề ở đây là tài năng lãnh đạo và ngoại giao, tiếng nói của đồng tiền. Và thật không may cho phương Tây, người Nga có tiền mặt, chẳng sợ ai hết!

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/tin-chi-tiet/2/48038/Hay-cu-ham-doa-di,-Putin-khong-quan-tam!.html