Hoàng đế “thất tình” bỏ cả giang sơn… đi tu của lịch sử Trung Hoa

Cuộc sống riêng tư của vị hoàng đế này không hạnh phúc chịu nhiều áp lực và bất mãn nên đã nảy sinh ý muốn lánh xa bụi trần xuất gia đi tu.

Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? Vị hoàng đế được nhắc đến trong câu chuyện lạ lùng này chính là hoàng đế Thuận Trị. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Kế vị từ khi mới là đứa trẻ lên 5, năm 1661 Thuận Trị đột ngột băng hà khi chưa tròn 24 tuổi. Việc Thuận Trị đột ngột băng hà luôn khiến cho người ta cảm thấy hoài nghi, cũng chính vì thế trong nhân gian đã lưu truyền nhiều cách giải thích khác nhau rằng: hoàng thượng chưa “băng hà”, trong Hiếu lăng của Đông lăng nhà Thanh chỉ có một cỗ quan tài trống, hoàng đế Thuận Trị nhìn thấu hồng trần nên xuất gia đi tu.

Liên quan đến truyền thuyết “Thuận Trị xuất gia” cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng được thêu dệt thêm thắt nội dung và bằng chứng và vẫn được đưa vào phim ảnh , tiểu thuyết, thơ ca. Trong bài “Thanh Băng sơn tán Phật thi” của nhà thơ nổi tiếng nhà Thanh Ngô Vỹ Nghiệp có câu "Phòng tinh cánh vị động, thiên giáng bạch ngọc quan” tương truyền muốn nói rằng khi Đổng Ngạc Phi mất, hoàng đế Thuận Trị đau lòng nên đã “Tây hành” đến Núi Thanh Lương (núi Ngũ Đài sơn) xuất gia.

Ảnh minh họa hoàng đế Thuận Trị và Đổng Ngạc Phi

Thực ra những “dẫn chứng” trên không hề có cơ sở khoa học. Nhưng việc Thuận Trị muốn xuất gia là có thật, và ông có cơ duyên với Phật giáo và thông hiểu về đạo Phật. Khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị mới 12 tuổi và bắt đầu trực tiếp quản lý việc triều chính, cũng từ đây ông có được cơ duyên với Phật giáo khi quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Năm đó hoàng đế Thuận Trị đi săn và biết trên núi có động Tri Chỉ bên trong có vị biệt sơn pháp sư đã tĩnh tu trong động được 9 năm thì cảm thấy vô cùng khâm phục bèn lên núi thăm. Biệt sơn pháp sư ra khỏi động Tri Chỉ nghênh giá. Sau khi hồi cung, ông lập tức cho mở Vạn Thiện điện ở vườn Tây Uyển Tiêu (còn gọi là vườn Minh Tiêu). Ông thỉnh biệt sơn pháp sư đến điện Vạn Thiện để tu thân, tham thiền. Nhưng sau khi đến theo tính lễ tiết pháp sư bèn từ chối ý tốt của hoàng thượng và trở về núi Cảnh Trung tu luyện.

Mối tình si với nàng kỹ nữ

Bến sông Tần Hoài ở Giang Tô nổi tiếng về dịch vụ “phấn son”, nơi tập trung những kỹ nữ xinh đẹp, quyến rũ nhất Trung Quốc. Trong thời của Thuận Trị, nổi tiếng nhất là nàng Đổng Tiểu Uyển, một người con gái không chỉ xinh đẹp hơn người mà còn có đủ tài cầm kỳ thi họa. Tiểu Uyển được một danh sĩ là Mạo Bích Cương mua về làm nàng hầu, sau đó khi quân Thanh vào chiếm đóng trung nguyên thì bị một vị thân vương cướp lấy, đem về dâng cho vua Thuận Trị. Nhà vua lập tức sủng ái, phong nàng là Đổng Ngạc phi. Nàng chết vì bạo bệnh chỉ mấy tháng trước khi có thông báo Thuận Trị băng hà.

Ảnh minh họa Đổng Phi

Tuy nhiên, nhiều câu chuyện lại cho rằng, Đổng Phi bị mẹ của Thuận Trị là Hiếu Trang hoàng thái hậu bức tử. Theo giả thuyết này, thái hậu luôn ngăn cản con trai gần gũi, sủng ái Đổng phi vì nàng là một cô gái Hán tộc, trong khi quy định của triều Thanh là không được cho con gái Hán nhập cung. Nhờ Thuận Trị cố bảo vệ nên nàng vẫn được ở trong cung nhưng luôn chịu sự đè nén của thái hậu. Tiểu Uyển tuy là ái phi của hoàng đế nhưng trong lòng vẫn canh cánh nhớ về người chồng thuở xưa. Rồi đến ngày chồng cũ của nàng, Mạo Bích Cương, biết được tung tích vợ liền tìm cách đút lót thái giám, trà trộn vào cung, vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Thái hậu biết được chuyện này liền nổi giận, ra lệnh thắt cổ Đổng phi đến chết. Hoàng đế vừa thương xót ái phi vừa giận mẹ, bỏ ngôi đi tu.

Cũng có câu chuyện nói rằng, thái hậu khi biết Đổng Tiểu Uyển là người Hán, lại xuất thân ca kỹ thì ra lệnh đánh cho đến chết, nhờ Thuận Trị hết lòng van xin mà tha mạng, nhưng đuổi ra khỏi cung, giam trong một ngôi chùa. Hoàng đế kể từ đó cũng không còn thiết gì cả hậu cung và chính sự, ít lâu sau hẹn với Tiểu Uyển cùng trốn lên Ngũ Đài Sơn, ẩn dật tu hành, để lại chiếu chỉ truyền ngôi cho thái tử khi đó mới lên 8 tuổi, chính là Khang Hy hoàng đế.

Khang Hy thời tuổi trẻ đã bốn lần lên Ngũ Đài Sơn. Người ta cho rằng đó là những lần nhà vua đến tìm gặp phụ hoàng cho thỏa lòng thương nhớ. Mỗi lần đến đây, nhà vua đều chuẩn bị rất nhiều lễ vật để dâng lên, thái độ vô cùng cung kính. Đến lần thứ tư, khi Khang Hy lên thăm thì phụ hoàng đã qua đời, nhà vua phải đau đớn ra về và sau đó không lần nào quay lại nữa.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/kham-pha/hoang-de-that-tinh-bo-ca-giang-son%E2%80%A6-di-tu-cua-lich-su-trung-hoa-112529.html