Khai bút đầu xuân

“Minh niên khai bút, bút khai hoa/ Vạn sự giai thành phú quý đa/ Đa tử đa tôn, đa phúc lộc/ Đắc tài đắc lợi, đắc danh gia” là những câu thơ mà ông cha ta khai bút đầu xuân và được trao truyền từ xa xưa đến ngày nay; ẩn chứa trong đó những ý nguyện, lời chúc năm mới tài lộc, bình an đến gia đình, người thân, bè bạn.

Giới trẻ ngày nay vẫn rất ưa thích nghệ thuật tư pháp

Khai bút đầu xuân không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày tết, nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây, thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức này. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút viết những câu đối hay, câu thơ, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.

Ngày nay, tục khai bút đầu xuân đã có nhiều đổi thay. Dẫu không còn phổ biến mang đậm ý nghĩa như xưa nữa nhưng với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn nghệ sỹ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng, bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, khai bút đầu xuân còn là sự khởi đầu sự nghiệp, qua đó gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công. Ấy còn là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp…

Thời gian thực hiện nghi thức khai bút thường diễn ra sau lễ giao thừa hoặc vào sáng sớm ngày đầu năm mới. Để khai bút may mắn hơn, nhiều người còn xem giờ tốt, mong đón thêm nhiều tài lộc trong năm mới. Lúc này, với tâm thế thư thái, tấm lòng cởi mở nhất mỗi người sẽ tự viết ra một câu tùy chọn, có thể là ca dao, tục ngữ, câu thơ hay một câu chúc lên giấy rồi mang dán lên tường nhà, góc học tập hay mang tặng cho người thân, bạn bè hoặc lưu giữ làm kỉ niệm.

Khai bút đầu xuân giúp khơi dậy tinh thần hiếu học

Những đứa trẻ luôn là người háo hức, đón đợi để được thực hiện nghi lễ trang trọng này cùng ông bà, bố mẹ. Một cuốn vở thơm mùi giấy mới, màu giấy trắng tinh được mở ra, được con cháu nắn nót, tỉ mẩn viết lên đó những câu chữ tròn trịa, ý nghĩa.

Gắn với tục khai bút, người Việt còn có tục xin chữ đầu năm. Sau thời khắc giao thừa, mọi người du xuân, đi đến các đền, chùa để thắp hương và xin chữ. Ở Hà Tĩnh, bên cạnh cho chữ ở các điểm đền, chùa như: Đền chợ Củi (Nghi Xuân), chùa Hương Tích (Can Lộc), Miếu Trầm Lâm (Hương Khê)… phố thư pháp vừa được Thành đoàn Hà Tĩnh tổ chức cũng góp phần làm sống dậy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng chiếm lĩnh. Thay cho bút mực và giấy là máy tính và những câu chúc mừng năm mới qua e-mail, các mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter, Google+… Thế nhưng, ý nghĩa về những điều tốt đẹp cho một năm mới, một sự khởi đầu mới cho bản thân và những người thân yêu của mình vẫn mãi được lưu giữ.

Viết chữ, xin chữ đầu năm vẫn luôn là niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người. Đó không những thể hiện sự trân trọng đối với các bản sắc dân tộc mà còn răn dạy con cháu về đức tính hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo.

Thu Hà

Xem chi tiết

Xem nhiều

Giới trẻ ngày nay vẫn rất ưa thích nghệ thuật tư pháp

Khai bút đầu xuân không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày tết, nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây, thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ… mới thực hiện nghi thức này. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút viết những câu đối hay, câu thơ, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.

Ngày nay, tục khai bút đầu xuân đã có nhiều đổi thay. Dẫu không còn phổ biến mang đậm ý nghĩa như xưa nữa nhưng với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn nghệ sỹ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng, bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, khai bút đầu xuân còn là sự khởi đầu sự nghiệp, qua đó gửi gắm tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công. Ấy còn là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp…

Thời gian thực hiện nghi thức khai bút thường diễn ra sau lễ giao thừa hoặc vào sáng sớm ngày đầu năm mới. Để khai bút may mắn hơn, nhiều người còn xem giờ tốt, mong đón thêm nhiều tài lộc trong năm mới. Lúc này, với tâm thế thư thái, tấm lòng cởi mở nhất mỗi người sẽ tự viết ra một câu tùy chọn, có thể là ca dao, tục ngữ, câu thơ hay một câu chúc lên giấy rồi mang dán lên tường nhà, góc học tập hay mang tặng cho người thân, bạn bè hoặc lưu giữ làm kỉ niệm.

Khai bút đầu xuân giúp khơi dậy tinh thần hiếu học

Những đứa trẻ luôn là người háo hức, đón đợi để được thực hiện nghi lễ trang trọng này cùng ông bà, bố mẹ. Một cuốn vở thơm mùi giấy mới, màu giấy trắng tinh được mở ra, được con cháu nắn nót, tỉ mẩn viết lên đó những câu chữ tròn trịa, ý nghĩa.

Gắn với tục khai bút, người Việt còn có tục xin chữ đầu năm. Sau thời khắc giao thừa, mọi người du xuân, đi đến các đền, chùa để thắp hương và xin chữ. Ở Hà Tĩnh, bên cạnh cho chữ ở các điểm đền, chùa như: Đền chợ Củi (Nghi Xuân), chùa Hương Tích (Can Lộc), Miếu Trầm Lâm (Hương Khê)… phố thư pháp vừa được Thành đoàn Hà Tĩnh tổ chức cũng góp phần làm sống dậy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng chiếm lĩnh. Thay cho bút mực và giấy là máy tính và những câu chúc mừng năm mới qua e-mail, các mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter, Google+… Thế nhưng, ý nghĩa về những điều tốt đẹp cho một năm mới, một sự khởi đầu mới cho bản thân và những người thân yêu của mình vẫn mãi được lưu giữ.

Viết chữ, xin chữ đầu năm vẫn luôn là niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người. Đó không những thể hiện sự trân trọng đối với các bản sắc dân tộc mà còn răn dạy con cháu về đức tính hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo.

Thu Hà

Xem chi tiết

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/khai-but-dau-xuan/108863.htm