Khai quật tàu sân bay lớn nhất Đức trong CTTG 2

Ngày 12/7/2006, một con tàu của Ba Lan đã vô tình phát hiện xác tàu sân bay Graf Zeppelin của Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Graf Zeppelin là tàu sân bay duy nhất của Đức được hạ thủy trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tiêu biểu phần nào cho những nỗ lực của Hải quân Đức để tạo ra một hạm đội hoạt động biển khơi hoàn chỉnh, có khả năng thể hiện sức mạnh không lực hải quân Đức bên ngoài ranh giới hạn hẹp của biển Baltic và biển Đen. Nguồn ảnh: WHO

Graf Zeppelin được chế tạo bởi hãng Deutsche Werke ở Kiel, nó được đặt lườn ngày 28/12/1936, hạ thủy ngày 8/12/1938 tuy nhiên không bao giờ được hoàn thiện do thiếu kinh phí. Trong giai đoạn từ 1939-1942, tàu sân bay Graf Zeppelin chủ yếu được kéo đi kéo lại nhằm tránh các cuộc không kích của Liên Xô và đồng minh. Trước tình hình căng thẳng trên biển, tháng 5/1942, Bộ chỉ huy Hải quân Đức ra lệnh tiếp tục hoàn thiện tàu sân bay Graf Zeppelin. Công việc được tiến hành rất khẩn trương nhằm chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho con tàu vào năm 1943 hoặc 1944. Nguồn ảnh: WHO

Tuy nhiên, các cuộc không kích dữ dội của đồng minh và thất bại liên tiếp của Hải quân Đức trên mặt trận Đại Tây Dương khiến kế hoạch chế tạo tàu sân bay Graf Zeppelin bị đình chỉ vĩnh viễn vào ngày 2/2/1943. Tháng 3/1946, Liên Xô đã sửa chữa lại Graf Zeppelin và đem làm mục tiêu tập bắn trong các cuộc diễn tập vào tháng 8/1947. Vị trí bị đánh chìm chính xác của nó đã không được biết đến trong nhiều thập niên tiếp theo. Nguồn ảnh: WHO

Theo thiết kế, Graf Zeppelin được xem là một trong những tàu sân bay lớn nhất thời bấy giờ với chiều dài 262,5m, rộng 31,5m, lượng giãn nước 33.550 tấn. Con tàu có khả năng chở tới 50 máy bay tiêm kích, máy bay ném bom bổ nhào. Nguồn ảnh: WHO

Suốt hàng chục năm, Liên Xô đã che giấu mọi thông tin về vị trí đánh đắm tàu sân bay Zeppelin. Phải mãi tới ngày 12/7/2006, vị trí của tàu Zeppelin vô tình được phát hiện bởi tàu RV St. Barbara của công ty dầu khí Ba Lan Petrobaltic. Ngay sau đó, công việc triển khai thăm dò xác tàu đã được tiến hành. Nguồn ảnh: WHO

Ngày 26 tháng 7 năm 2006, thủy thủ đoàn của tàu thăm dò ORP Arctowski thuộc Hải quân Ba Lan tiến hành khảo sát xác tàu đắm để xác định lai lịch, và vào ngày hôm sau Hải quân Ba Lan chính thức xác nhận đó chính là xác tàu đắm của Graf Zeppelin, ở độ sâu 87 m dưới mực nước biển. Nguồn ảnh: WHO

Vào năm 2009 một nhóm thợ lặn đã xin được giấy phép của Chính phủ Ba Lan để lặn xuống xác tàu đắm để tìm hiểu về con tàu sân bay yểu mệnh. Nguồn ảnh: WHO

Hình ảnh đầu tiên về Graf Zeppelin được hé lộ sau 70 năm. Nguồn ảnh: WHO

Các khối kiến trúc của con tàu vẫn bền vững suốt mấy chục năm qua. Nguồn ảnh: WHO

Theo thiết kế, Graf Zeppelin được bọc giáp dày 30-100m, sàn đáp dày 20-40mm, sàn chính 40-60mm. Nguồn ảnh: WHO

Khung cảnh đổ nát bên trong tàu sân bay Graf Zeppelin. Nguồn ảnh: WHO

Rất nhiều khối sắt thép vẫn tồn tại sau chừng ấy nằm nằm dưới mặt nước biển lạnh lẽo. Nguồn ảnh: WHO

Con tàu dự kiến được trang bị 16 nồi hơi cung cấp tổng công suất 200.000 mã lực cho tốc độ tối đa 35 hải lý/h, tầm hoạt động 14.800km. Nguồn ảnh: WHO

Đáng chú ý, Graf Zeppelin dự kiến trang bị hệ thống phóng máy bay khí nén cho phép các máy bay hạng nặng có thể cất cánh. Đây là công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ, không loại trừ khả năng ý tưởng này giúp cho người Mỹ xây dựng hạm đội tàu sân bay dùng máy phóng hùng hậu của mình sau này. Nguồn ảnh: WHO

Kiến trúc của Graf Zeppelin là cực kỳ vững chắc, vì khi đóng làm tàu bia mục tiêu cho không quân hải quân Liên Xô tập trận, nó bị trúng đến 24 quả bom những không chìm. Và phải cần tới 2 quả ngư lôi hạng nặng mới buộc Graf Zeppelin xuống “gặp Long Vương”. Nguồn ảnh: WHO

Hiện nay, người ta vẫn chưa có kế hoạch nào trục vớt hay bảo tồn xác tàu sân bay Graf Zeppelin. Nguồn ảnh: WHO

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khai-quat-tau-san-bay-lon-nhat-duc-trong-cttg-2-836276.html