Khám phá 'cần cẩu bay' khổng lồ của Việt Nam trong chiến tranh

Trong kháng chiến chống Mỹ, Không quân Việt Nam sở hữu một loại máy bay khá đặc biệt cho phép ta triển khai các trang thiết bị quân sự đến mọi chiến trường.

Và loại máy bay đó chính là trực thăng vận tải hạng nặng Mil Mi-6, một trong những dòng trực thăng lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Chính thức phục vụ trong biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1959, Mi-6 cũng xuất hiện trong biên chế quân đội của nhiều nước trong đó có cả Việt Nam từ năm 1965. Tới nay, hầu hết những chiếc Mi-6 trên thế giới đều đã ngưng hoạt động. Nguồn ảnh: Airliner.

Trong thời gian còn trong biên chế của Không quân Việt Nam, trực thăng Mi-6 được biên chế chủ yếu cho Trung đoàn Không quân Vận tải 919. Đúng như cái tên của Trung đoàn này, nhiệm vụ chính của những chiếc Mi-6 ở Việt Nam là làm "ngựa thồ" trên không. Nguồn ảnh: DN.

Theo thông tin của "Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm - Cơ sở chuyển giao vũ khí" thì phía Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam tổng 10 chiếc Mi-6T trong thời gian từ năm 1965 (hoặc 1966) tới năm 1970. Nguồn ảnh: Airliner.

Một trực thăng Mi-6 của Việt Nam cẩu theo một máy bay chiến đấu (có thể là loại MiG-17) đi sơ tán. Nguồn ảnh: NMM.

Trực thăng Mi-6 của Việt Nam cẩu máy bay MiG-21. Nguồn ảnh: Probu.

Không rõ những chiếc trực thăng vận tải Mi-6 của Việt Nam được cho về hưu từ bao giờ, tuy nhiên hiện nay chắc chắn trong biên chế không quân ta Mi-6 đã không còn hoạt động. Còn trên thế giới từ những năm cuối thập niên 80, hầu hết những chiếc Mi-6 đều đã bị "xếp kho". Nguồn ảnh: LHS.

Mi-6 có phi hành đoàn 6 người bao gồm phi công chính, phi công phụ, dẫn đường, kỹ sư bay, liên lạc và một kỹ thuật. Chiếc máy bay trực thăng này có khả năng chứa tới 90 hành khách hoặc 70 lính dù với đầy đủ trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: BO.

Trong các nhiệm vụ vận tải, Mi-6 có khả năng chở theo tối đa 12 tấn hàng. Hai cánh rất rộng của chiếc trực thăng này được sử dụng để ổn định máy bay ở tốc độ chậm hoặc trong những pha đứng yên trên không để cẩu hàng. Nguồn ảnh: Heli.

Đường kính cánh quạt của chiếc trực thăng này cũng cực kỳ khổng lồ, lên tới 35 mét. Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 có tốc độ bay tối đa 300 km/h, tốc độ hành trình 250 km/h, tầm hoạt động 620 km và có trần bay tối đa 4500 mét. Nguồn ảnh: Moore.

Do là dòng trực thăng ra đời từ thập nhiên 50 của thế kỷ trước nên Mi-6 có thiết kế khoang lái cực kỳ thô sơ, hoàn toàn không có bất cứ màn hình điện tử nào. Do bị cho nghỉ hưu quá sớm, chiếc máy bay này không nhận được bản nâng cấp đáng kể nào. Nguồn ảnh: Heli.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 của Liên Xô trong một nhiệm vụ vận tải, ta có thể thấy nó mang theo cả một khối nhà di động bên dưới thân của mình. Nguồn ảnh: AviationsMilitaires.net

Bộ đôi trực thăng vận tải Mi-6 trong thời kỳ hoàng kim của mình, nó hoạt động ở hầu hết các nước XHCN ở Đông Âu và một số nước châu Á. Nguồn ảnh: AviationsMilitaires.net

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-can-cau-bay-khong-lo-cua-viet-nam-trong-chien-tranh-932594.html