Khám phá thú vị về cây dổi, cây đặc hữu của Việt Nam

Cây dổi nổi tiếng cho gỗ bền đẹp và hạt thơm ngon nên đã bị khai thác cạn kiệt trên vùng cao Tây Bắc.

Cây dổi là loài cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang,... (Nguồn Phunuvietnam)

Cây dổi cho gỗ tốt, quý và có giá trị. Gỗ dổi vừa có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ vàng, mịn, đẹp lại rất bền và không bị mối mọt, cong vênh. (Nguồn Phunuvietnam)

Gỗ dổi thường được dùng để đóng đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ, xây dựng nhà cửa…(Nguồn Ytimg)

Quả dổi hình trứng thuôn, đầu nhọn, khi chín có vị ngọt, ăn mềm. Hạt dổi to khoảng 1cm, có tinh dầu thơm, vị cay có tác dụng c kích thích tiêu hóa, trị đau bụng, ăn không tiêu. (Nguồn Rungvangtaybac)

Hạt dổi còn được dùng để làm gia vị nêm nếm các món ăn và làm gia vị pha nước chấm, ướp các món ăn như thịt bò khô, lợn khô, trâu gác bếp,.... (Nguồn Nongnghiep)

Cây dổi trồng từ 6 năm đến 10 năm mới ra hoa kết quả nhưng càng về sau quả càng sai. Cây dổi ra hoa hai vụ một năm. (Nguồn Quabieudacsan)

Cây dổi còn được mệnh danh là “vàng đen”, là đặc sản của xứ Mường. Cây dổi không dễ gì trồng được nhưng một khi đã gieo và lên cây được thì cây rất dễ sống. (Nguồn Googleusercontent)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/kham-pha-thu-vi-ve-cay-doi-cay-dac-huu-cua-viet-nam-901021.html