Khi bị ngộ độc hạt cây ngô đồng cần xử lý thế nào?

Khi bị ngộ độc hạt cây ngô đồng cần xử lý như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách xử lý mà bạn nên biết.

9 học sinh cấp 2 ở Hà Tĩnh phải nhập viện vì ngộ độc hạt cây ngô đồng

9 học sinh cấp 2 ở Hà Tĩnh phải nhập viện vì ngộ độc hạt cây ngô đồng

Khoảng 15h30 ngày 10/4 trong giờ ra chơi, hơn 10 học sinh lớp 2 trường Tiểu học Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh đập một số quả cây ngô đồng rụng trong sân trường lấy hạt ăn.

Khi về nhà, 9 học sinh có triệu chứng ngộ độc và được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Điều đó đã gây ra tâm lý hoang mang cho nhiều gia đình. Vậy khi bị ngộ độc hạt cây ngô đồng cần xử lý như thế nào để hiệu quả ngay tức thì?

Ở Việt Nam, cây ngô đồng còn được gọi là vạn linh, sen núi, dầu lai có củ. Vì cây có hoa lá đẹp, xanh tốt quanh năm và hoa rất bền nên được trồng làm kiểng nhiều nơi ở Việt Nam.

Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan. Nếu trẻ con ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy.

Bác sĩ Bạch Văn Cam - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cảnh báo, hầu hết độc chất trong hoa cây ngô đồng đều không có thuốc đặc trị, thuốc giải mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Trường hợp bị ngộ độc cây ngô đồng, nên tiến hành xét nghiệm máu, chức năng gan, đường huyết,…

Trao đổi với báo Phunuonline, bác sĩ Trần Văn Năm – nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc tại TP.HCM khuyến cáo, nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn bệnh nhân bị ngộ độc hạt cây ngô đồng, ngay lập tức phải dùng mọi biện pháp để người bị nôn ra, nôn được càng nhiều càng tốt.

Trong khi nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên và dùng khăn để lau sạch đờm nhớt, chất dịch. Sau đó, cho người bệnh uống một ly nước ấm (có thể pha thêm chút muối) rồi tiếp tục để bệnh nhân nôn.

Sau khi sơ cứu tạm thời, phải nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình bệnh nhân nên đem theo mẫu cây để bác sĩ có thể xác định đó có đúng là cây ngô đồng hay không.

Theo bác sĩ Bạch Văn Cam cảnh tỉnh, hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

Ngoài ra, người bị ngộ độc thường được truyền dịch, uống than hoạt tính, rửa dạ dày để loại bỏ độc tố và bù lại lượng nước đã mất do rối loạn điện giải, tiêu chảy, nôn ói.

Lưu ý

Cần phân biệt cây ngô đồng có hạt gây ngộ độc nói trên với cây ngô đồng thân gỗ cao to có tên khoa học là Sterculia platanifolia L, thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Vỏ và hạt cây ngô đồng thân gỗ này thường được dùng để làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da, lở loét miệng.

Theo Vietq

Nguồn Tiền Phong: http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/khi-bi-ngo-doc-hat-cay-ngo-dong-can-xu-ly-the-nao-1144277.tpo