Khi "Tổ quốc gọi tên mình"

Nhìn lại khoảng thời gian 10 năm kể từ ngày đầu tiên bước chân vào đường pist chuyên nghiệp, với tôi đó là một hành trình cần thật nhiều nghị lực và sự dũng cảm. Đêm cuối cùng tại Rio, ngồi bên những đồng đội đã cùng tôi trải qua những tháng ngày huấn luyện đầy mồ hôi, nước mắt, nhìn lên ngọn đuốc Olympic đang bùng cháy, chúng tôi đều chung cảm nhận về ngọn lửa bất diệt nuôi dưỡng niềm đam mê trong mình, ngọn lửa giúp chúng tôi vững chân trên con đường đã chọn.

Màu của mồ hôi

Mồ hôi không có màu, chỉ huy chương mới có màu. Olympic kông chỉ có Hoàng Xuân Vinh. Olympic còn có những câu chuyện khác. Như thể thao, nghệ thuật cũng ẩn chứa trong đó nhiều vinh quang pha lẫn mồ hôi và nước mắt. Màu của mồ hôi? Chỉ có những người trong cuộc mới trả lời được...

Thực hiện chuyên đề: Thùy Anh - Hellos
Nhiếp ảnh: Lê Lai (Lieta Studio) - Kỳ Anh
Trang điểm: An Nguyễn
Đọc thêm:
- 15 cây vàng và...
- Ác mộng xe lăn
- Bộ giáp phục nung chảy
- "Gót chân...Asiad"
- Quên cả "thương" mình!
- Thẳng người lên để chiến thắng
- Thời gian không còn nương tay với tôi
- Bí mật trong đôi giày
- 4 lần suýt tử nghiệp

Tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với đường chạy, bể bơi và sàn đấu. Nhà đứa nào cũng vài ba anh chị em, nhưng có lẽ chúng tôi thân nhau hơn cả ruột thịt, bởi với những đứa trẻ ngày ấy, trường huấn luyện chính là mái nhà, nơi chúng tôi chia sẻ với nhau từng giọt mồ hôi, từng nụ cười để quên đi nhọc nhằn, vất vả. Tôi không thể quên những buổi tập quá sức, tay run run không cầm nổi bát cơm, khi ấy thầy cô trở thành những người cha, người mẹ đúng nghĩa.

Đời vận động viên ai chẳng vài ba lần chấn thương, là Phước Hưng với căn bệnh lao xương tưởng như phải giã từ nghề nghiệp, là chấn thương lưng của Nguyễn Thị Huyền khiến cô phải nghỉ chạy cả năm trời, là những lần trật khớp vai, khớp gối của Hà Thanh, Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng diễn ra như cơm bữa, là tôi với những buổi tập nôn thốc vì mệt, những lần bó bột, phải ngồi xe lăn… không kể hết. Nhưng lạ thay chẳng ai kêu ca gì, tất cả chỉ mong sớm được trở lại thi đấu.

Chúng tôi không được may mắn như những bạn bè đồng trang lứa, được sống bên gia đình; tuổi thơ chúng tôi nhọc nhằn gánh trên vai những nhiệm vụ to lớn, mà ngày ấy lũ trẻ con nào hiểu gì. Đời vận động viên chỉ hạnh phúc nhất khi được thi đấu, được thể hiện tài năng của mình. Có nhiều môn tập vài ba năm chỉ được thi đấu chưa đầy 1 phút, hay tập luyện vất vả song nước chủ nhà lại không tổ chức thi đấu, những lúc ấy buồn nản vô cùng. Nhưng khi có cơ hội được vào trận, chúng tôi là những chiến binh thật sự, thi đấu hết mình để Việt Nam có cơ hội được xướng danh trên đấu trường quốc tế.

Người ta, lẽ thường, chỉ thấy hào quang của tấm huy chương, mà ít ai nhìn thấy những giọt mồ hôi, nước mắt, những giọt máu chúng tôi đã đổ trong nhiều năm dài.

Thấm thoắt vậy mà lứa chúng tôi, ai cũng có thâm niên cả chục năm với nghề, nhiều người, năm tháng tập luyện dài quá nửa số tuổi của họ. Dành cho thể thao trọn con tim, ý chí, nghị lực và sức trẻ, chúng tôi viết tiếp giấc mơ để lá cờ Tổ quốc được tung bay, để bài "Tiến quân ca" được vang lên tại những giải đấu lớn của khu vực và thế giới.

Sức khỏe, chính nghĩa và sự công bằng, chúng tôi quyết đi lên bằng nghị lực và ý chí của mình mang vinh quang về cho Tổ quốc – đó là lời tuyên thệ mà chúng tôi khắc sâu trong tim.

Tôi xin thề!

Bài: Nguyễn Thành Ngưng

Nguồn Đẹp: http://dep.com.vn/Feature/Khi-To-quoc-goi-ten-minh/47199.dep