Khi tuyến thượng thận suy

Sau cơn stress kéo dài, tuyến thượng thận rã rời không còn sức sản xuất các hormone cần thiết, hậu quả là tinh thần và thể chất suy sụp gây nên những căn bệnh mãn tính

Tuyến thượng thận (TTT) gồm hai tuyến hình tam giác phủ vào mặt trên của mỗi quả thận, chịu trách nhiệm xuất xưởng vài loại hormone (chẳng hạn như adrenaline được tiết ra mỗi khi chúng ta chạy nhảy, gặp nguy hiểm, thậm chí ngay lúc... hẹn hò; cortisol và DHEA được tiết ra để giúp cơ thể đương đầu với stress, viêm nhiễm...). Cuộc sống càng hối hả thì TTT càng dễ quá tải do phải đáp ứng liên tục những căng thẳng về tinh thần lẫn thể chất. Thống kê y học cho thấy có trên 80% người trưởng thành từng bị mắc một vài triệu chứng có liên quan tới sự... bất lực của TTT. Ba dấu hiệu TTT bị kiệt sức là do rất nhiều yếu tố từ thể chất, cảm xúc, tâm lý, chẳng hạn như đau buồn vì người thân qua đời, mất ngủ, làm việc quá sức, tập luyện thể thao quá mức, dinh dưỡng kém, sử dụng thuốc không đúng cách, ngộ độc kim loại nặng, nghiện rượu, sử dụng lâu dài corticoid, nhiễm trùng, tâm lý bi quan chán chường... Tập thể dục thường xuyên là cách giữ gìn sức khỏe và xả stress tốt nhất. Ảnh: NGUYỄN HỮU Cứ sau mỗi cơn stress kéo dài, TTT sẽ trở nên rã rời và không còn đủ sức để sản xuất các loại hormone cần thiết. Hậu quả là tinh thần và thể chất rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” gây nên những căn bệnh mãn tính. Khi cơ thể thường xuyên lâm vào 3 dấu hiệu sau đây chính là khi TTT đang bị... hạ “nốc ao”: Không thích cười ngay cả khi xem một màn hài kịch vui nhộn, không hứng thú với bất cứ chuyện gì kể cả “chuyện chúng mình”, không có được niềm vui trong cuộc sống. Cấm thực phẩm nhiều đường Người bị suy TTT nên chú trọng sử dụng chất xơ, các chất béo omega–3 (có nhiều trong dầu cá, cá ba sa...); gạo lứt, giá, bí đỏ..., ăn nhiều rau cải hoặc uống nhiều dịch ép nước rau cải, uống nhiều nước và chỉ nên uống nước trắng đun sôi để nguội. Thực phẩm cấm kỵ khi TTT bị suy là những loại có chứa nhiều đường, nhiều muối, chứa chất làm ngọt nhân tạo (aspartame); bánh ngọt, thức ăn có chứa bột ngọt; thực phẩm có chứa nhiều kali (chuối, dưa, nho, chà là, cam, bưởi...); thực phẩm lên men, thực phẩm làm chua; những hải sản như hàu, nghêu, tôm hùm. Điều cần lưu ý TTT và tuyến giáp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu TTT suy sụp thì tuyến giáp phải gồng lưng gánh chịu cho đến lúc cả hai cùng “mất khả năng chi trả”. Vì vậy, người suy TTT cần chú trọng đến những thực phẩm giàu iodine, kẽm, tyrosine để hỗ trợ cho tuyến giáp. Về thức uống, không nên dùng những loại có quá nhiều cafein như trà, cà phê, nước uống tăng lực, nước ngọt có gas. Cơ thể hấp thu cafein quá nhiều sẽ bị rối loạn gây mất ngủ, táo bón, tiêu chảy... Những trường hợp này sẽ làm cho TTT sa sút hơn. Tránh thức uống pha cồn vì chúng sẽ làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch cũng như sự sinh năng lượng trong cơ thể. Tập cười làm thuốc Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ mỗi tuần 3-4 lần, mỗi lần 20 phút luyện tập thể dục thể thao thì sức khỏe TTT sẽ được cải thiện rõ rệt bởi sẽ làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp cơ thể tiết ra một số hormone có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gia tăng nồng độ những chất giống như morphine hay còn gọi là “ma túy nội sinh” xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể như beta-endorphine, có những tác động tích cực lên tâm trạng , cảm xúc... Tuy vậy, cần tránh những buổi tập luyện quá sức vì sẽ tạo thêm stress và càng làm TTT bị “nội thương”. Hưởng thụ một cuộc sống vui vẻ và hãy tập cười càng nhiều càng tốt. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy cười là “bác sĩ” hay nhất dành cho những TTT hết thời. Bởi vậy, đôi khi bạn cũng nên đi xem tấu hài để mà cười, dẫu rằng nguyên nhân khiến ta cuời đôi khi quá đỗi vô duyên.

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/201004181217353p0c1050/khi-tuyen-thuong-than-suy.htm