Không chỉ có thực phẩm Trung Quốc không an toàn

Hạt tiêu đen của Ấn Độ. Thịt cua từ Mexico. Kẹo từ Đan Mạch.Tất cả các mặt hàng trên đang bị xếp vào các mặt hàng cần giám sát.Do vậy TQ không phải là nước duy nhất gặp rắc rối với hàng thực phẩm xuất khẩu.

small_2570.jpg Hạt tiêu đen của Ấn Độ. Thịt cua từ Mexico. Kẹo từ Đan Mạch.Tất cả các mặt hàng trên đang bị xếp vào các mặt hàng cần giám sát.Do vậy TQ không phải là nước duy nhất gặp rắc rối với hàng thực phẩm xuất khẩu. Vấn đề không riêng một nước nào Giống tiêu đen Tellicherry của Ấn Độ nổi tiếng là chất lượng nhất thế giới bây giờ cũng bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.Khuẩn salmonella là nguyên nhân hàng đầu khiến thực phẩm từ Ấn Độ bị từ chối. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong hàng loạt sản phẩm như tiêu đen, bột cây rau mùi và tôm. “Bẩn” cũng là lý do đầu tiên mà thực phẩm từ Mexico bị cấm nhập vào Mỹ, trong đó có kẹo que, thịt cua và ớt khô. Các sản phẩm từ Cộng hòa Dominica chủ yếu bị cấm vì sử dụng thuốc trừ sâu. Còn kẹo từ Đan Mạch gắn nhãn sai thành phần nguyên liệu. Trên thực tế, các thanh tra liên bang của Mỹ đã ra lệnh cấm các chuyến hàng lương thực, thực phẩm được gửi đến từ Ấn Độ và Mexico vào năm ngoái nhiều hơn là từ Trung Quốc (TQ). Một phân tích dữ liệu được thực hiện bởi Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA - Food and Drug Administration) cho thấy như vậy.Các vấn đề về thủy sản bị nhiễm độc của TQ đã lan truyền khá rộng - bao gồm một lệnh cấm tạm thời cuối tháng trước về việc nhập khẩu năm loài thủy sản của TQ - nhưng thanh tra liên bang từ chối sản phẩm từ nước Cộng hòa Dominica và kẹo từ Đan Mạch còn thường xuyên hơn. Chẳng hạn, sản phẩm từ Cộng hòa Dominica bị chặn lại 817 lần vào năm ngoái, thường là vì có dấu vết của thuốc trừ sâu không được phép sử dụng. Kẹo từ Đan Mạch cũng bị “giam” tới 520 lần. Trong khi đó, hải sản TQ bị chặn lại ở biên giới chỉ có 391 lần trong suốt năm ngoái. Rafael Laveaga, người phát ngôn của Đại sứ quán Mexico ở Washington, nói rằng, số lượng vấn đề an toàn thực phẩm từ hàng nhập khẩu Mexico là rất nhỏ nếu căn cứ vào khối lượng giao dịch khổng lồ. Ông cho rằng, sản phẩm lương thực Mexico được xem xét kỹ lưỡng tỉ mỉ hơn khi chúng đến bằng đường bộ, hơn là bằng tàu thủy hoặc máy bay. Banarshi Harrison, công sứ thương mại ở đại sứ quán Ấn Độ, nói rằng Ấn Độ gần đây đã củng cố luật an toàn lương thực của họ. Ông cho biết, thỉnh thoảng sự nhiễm bẩn của một số loại gia vị và dưa chua có thể xảy ra bởi vì chúng được xử lý bởi nhiều nhà sản xuất nhỏ. Theo ông, không có bằng chứng của một vấn đề mang tính hệ thống đối với bất cứ sản phẩm riêng biệt nào. Còn quan chức Dominica và Đan Mạch thì không có bình luận gì. “Thực tế là, đây không phải là vấn đề của riêng một nước nào” – tờ The New York Times ngày 12.7 dẫn lời Carl R. Nielsen, người đã từ chức khỏi FDA vào năm 2005, sau 28 năm làm việc. Công việc cuối cùng của ông là làm giám đốc của bộ phận chuyên trách về các hoạt động và chính sách nhập khẩu tại Phòng pháp chế của cơ quan này. Nielsen nói: “Cái chúng tôi đang nhận thấy là một sự toàn cầu hóa khổng lồ ở quy mô lớn”. Vấn đề chất lượng và giá Cơ sở dữ liệu của FDA không phải là một bức tranh đầy đủ và chính xác về chất lượng sản phẩm từ các nước khác. Trên website của cơ quan này, chỉ thấy có dữ liệu của một năm được cung cấp, và các quan chức của FDA từ chối cung cấp nhiều dữ liệu hơn nếu không có yêu cầu chính thức – một quá trình mà có thể mất nhiều tháng, nếu không nói là nhiều năm. Ngoài ra, FDA chỉ xem xét khoảng 1% số hàng nhập khẩu thuộc quyền hạn của họ. Vì vậy cơ quan này có thể đã bỏ sót nhiều sản phẩm bị nhiễm độc hoặc bị lỗi. Cơ sở dữ liệu FDA cũng không tiết lộ số lượng sản phẩm đã bị từ chối, vì vậy không thể biết được liệu chỉ có một hộp dưa chuột bị từ chối hay là cả một lô hàng.Trong trường hợp có vấn đề tái diễn, FDA có thể đưa ra cảnh báo nhập khẩu (import alert), để hải quan xem xét kỹ lưỡng hơn ở biên giới. Vừa qua, FDA đã đưa ra cảnh báo nhập khẩu không chỉ đối với cá TQ, mà còn báo động nhập khẩu đối với dưa hấu Mexico và gạo basmati từ Ấn Độ, cùng nhiều thứ khác. Mặc dù cơ sở dữ liệu của FDA không cho biết nhiều thông tin về các vụ từ chối nhập khẩu, nhưng những thông tin sẵn có đã cho thấy rõ rằng vấn đề chất lượng không chỉ nằm ở Trung Quốc, nơi mà các quan chức gần đây thừa nhận rằng, gần 20% số sản phẩm của nước này là dưới tiêu chuẩn hoặc hư hỏng. Năm ngoái, nước Mỹ đã nhập khẩu 1,86 nghìn tỉ USD hàng hóa, so với 1,14 nghìn tỉ USD năm 2001, tăng 63%, theo thống kê của Bộ Thương mại. Nancy M. Childs, nữ giáo sư về tiếp thị thực phẩm ở Đại học St. Joseph ở Philadelphia, nói rằng, các vấn đề chất lượng là một kết quả tất yếu của việc các công ty theo đuổi sản phẩm rẻ nhất có thể. “Khi theo đuổi mức giá thấp nhất, điều chỉnh dây chuyền cung cấp, bạn có thể có hiệu suất cao hơn. Nhưng đến một điểm nhất định, sẽ không còn hiệu suất nữa và bạn phải hy sinh chất lượng”, bà Childs nói. Bà cũng nói thêm rằng, những quốc gia sản xuất sản phẩm rẻ nhất thường có ít các điều luật kiểm soát và hiệu lực thực thi luật pháp mờ nhạt. Xây thêm rào chắn Các vấn đề chất lượng thực phẩm là một kết quả tất yếu của việc các công ty theo đuổi sản phẩm rẻ nhất có thể.Tiến sĩ David Acheson, ủy viên trợ lý cho FDA về bảo vệ lương thực, công nhận rằng hệ thống kiểm định lại hàng nhập khẩu của cơ quan này bị lỗi thời và cần phải được thay đổi. Ông nói rằng, FDA nên xem lại chiến lược an toàn lương thực trong nước để tập trung vào việc ngăn ngừa hơn là chỉ phản ứng lại với sự khủng hoảng. FDA hiện đang xem xét một kế hoạch kiểm tra lại cách họ giám sát an toàn lương thực, với cả lương thực trong nước và nhập khẩu, để có thể công bố vào mùa thu tới. Kế hoạch sẽ tùy thuộc vào kết quả làm việc của FDA với các chính phủ nước ngoài và các công ty Mỹ để nhận biết những rủi ro tiềm tàng đối với nguồn cung cấp lương thực trước khi chúng cập cảng ở Mỹ. FDA có nhiệm vụ kiểm tra các chuyến hàng từ nước ngoài gửi lương thực, thuốc, thiết bị y học, mỹ phẩm, thuốc thú y và một số thiết bị điện tử. Từ tháng 7.2006 cho tới tháng 6 vừa qua, thanh tra FDA đã cho ngừng 2.723 chuyến hàng thuộc tất cả các danh mục trên từ TQ. Số hàng bị cấm nhập đối với Ấn Độ là 2.620 chuyến, Mexico là 1.876, và Cộng hòa Dominica là 887 chuyến.Nhưng TQ xuất khẩu sản phẩm tới Mỹ nhiều hơn bất cứ nước nào, ít nhất là về giá trị đô la. Năm 2006, TQ vận chuyển lượng hàng hóa trị giá 288 tỉ USD tới Mỹ, so với 198 tỉ USD từ Mexico; 22 tỉ USD từ n Độ; và 5,3 tỉ USD từ Cộng hòa Dominica. Chỉ có Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu có khả năng kiểm tra an toàn thực phẩm trực tiếp từ dây chuyền chế biến bằng công nghệ cảm biến sinh học (biosensor) Trong vài tháng trở lại đây, ngày càng có nhiều lô hàng xuất khẩu của TQ bị thanh tra của Mỹ cấm hoặc từ chối nhập khẩu, trong đó có cá vây chân (monkfish) chứa dư lượng các độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người, cá chình đông lạnh có dư lượng kháng sinh và nước ép rau quả có phẩm màu không an toàn. Hàng loạt vụ bê bối khác liên quan đến chất lượng thực phẩm, dược phẩm và một số sản phẩm khác của TQ, từ xi-rô chữa ho, đồ chơi trẻ em, lốp xe đến kem đánh răng và thức ăn gia súc có chứa các chất độc hại. Thống kê tại thị trường EU cũng cho thấy, hơn một nửa số hàng hóa nhập khẩu bị thu hồi ở EU trong năm 2006 có xuất xứ từ TQ. Đáp lại, TQ đã có những hành động trả đũa đối với hàng hóa nước ngoài, nhất là hàng hóa Mỹ. Đầu tháng 6 này, các thanh tra chất lượng của TQ đã trả lại và cho tiêu hủy một số lô hàng quả hồ trăn và nho khô của Mỹ cũng với lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng của TQ còn tuyên bố 1/4 lượng hàng hóa dùng cho trẻ em như núm vú giả, bình sữa... nhập khẩu vào nước này là không an toàn. Tập đoàn Danone của Pháp cho biết hồi tháng 2 năm nay, TQ đã từ chối 5 container nước Evian của họ, với lý do nước có mức vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29068-khong-chi-co-thuc-pham-trung-quoc-khong-an-toan