Không phải tỉnh nào cũng có thể học Tây Ninh

Trao đổi với PV Giao thông, Đại tá Vũ Quý Phi, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho rằng chủ trương cấm sử dụng điện thoại cá nhân khi làm nhiệm vụ là mong muốn chung của lực lượng CSGT.

Trao đổi với PV Giao thông, Đại tá Vũ Quý Phi, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho rằng chủ trương cấm sử dụng điện thoại cá nhân khi làm nhiệm vụ là mong muốn chung của lực lượng CSGT.

TIN LIÊN QUAN
Cấm CSGT mang điện thoại đi làm

CSGT xứ lý vi phạm luôn đối mặt với áp lực từ các cú điện thoại "can thiệp"

Chỉ huy và thực hiện nhiệm vụ thông qua hệ thống bộ đàm riêng của lực lượng thì tính bảo mật rất cao. Mọi thông tin của lực lượng trên đường đều tiếp nhận và xử lý thông qua hệ thống bộ đàm với sự kiểm soát chặt chẽ của chỉ huy. Giả dụ người thân muốn liên hệ với cá nhân chiến sỹ sẽ thông qua trực ban, qua trung tâm chỉ huy sau đó mới đến với chiến sỹ.

Theo Đại tá Phi, CSGT Tây Ninh không cho cán bộ chiến sỹ mang điện thoại di động trong quá trình tuần tra kiểm soát trước hết là do hạ tầng thông tin liên lạc của địa phương đáp ứng được nhu cầu thông tin chỉ huy thông qua hệ thống bộ đàm, thứ hai là nhằm hạn chế được “các mối quan hệ khác” can thiệp, thậm chí là "xin" bỏ qua lỗi nếu vi phạm.

Tuy nhiên, theo Đại tá Phi, trong bối cảnh hiện nay không phải CSGT địa phương nào mong muốn điều này đều có thể đáp ứng, do điều kiện của từng địa phương cũng như mức độ mà tùy từng địa phương có hệ thống thông tin riêng để phục vụ công tác.

Tôi đơn cử ở các địa phương vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng không thì hệ thống thông tin qua bộ đàm là không thể đáp ứng được. Chỉ có điện thoại di động mới đáp ứng được công việc, muốn có hệ thống liên lạc riêng cần phải đầu tư kinh phí rất lớn, ông Phi nói.

K.Hà

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/ban-duong/giao-thong-24h/201403/cam-csgt-dung-dien-thoai-trong-ca-truc-khong-phai-tinh-nao-cung-co-the-hoc-tay-ninh-458233/