Kính áp tròng có thể kết nối với điện thoại để đo sức khỏe

Căn bệnh tiểu đường đang hành hạ bạn bấy lâu hay những triệu chứng bất thường diễn ra trong cơ thể sẽ không còn là điều đáng lo lắng nữa. Chiếc kính áp tròng mà bạn đeo hàng ngày có thể “nói chuyện” với điện thoại và đồng hồ thông minh để kiểm tra sức khỏe của bạn nhờ kết nối wifi.

Được biết đến như một hình thức giao tiếp “liên tán xạ”, công nghệ này hoạt động bằng cách chuyển những tín hiệu Bluetooth được phát ra từ đồng hồ. Qua kết nối wifi, những tín hiệu sẽ được điện thoại thông minh ghi nhận lại và xử lý. Điểm cốt lõi trong nguyên lý hoạt động là tín hiệu được thu lại và sử dụng để “liên lạc” với những thiết bị cực nhỏ như kính áp tròng hay thẻ tín dụng. Việc gửi dữ liệu này có thể làm tiêu tốn một lượng lớn năng lượng trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy lựa chọn thay thế là tìm cách để những thiết bị này kết nối được với máy tính.

Vikram Iyer, kĩ sư điện tại trường ĐH Washington, đồng thời là người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết: “Sử dụng kết nối không dây cho các thiết bị cấy ghép có thể giúp chúng ta kiểm soát được những căn bệnh kinh niên. Ví dụ kính áp tròng có thể đo được lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường bằng cách kiểm tra nước mắt. Sau kiểm tra, nó sẽ gửi thông báo đến điện thoại khi thấy lượng đường trong máu có dấu hiệu tăng giảm bất thường”.

Kính áp tròng được kết nối với điện thoại thông minh. Ảnh: ĐH Washington

Nghiên cứu lần đầu tiên chứng minh được những thiết bị có mức năng lượng cực nhỏ có thể giao tiếp được với máy tính bằng cách sử dụng kết nối wifi tiêu chuẩn. Công nghệ phụ thuộc vào phương thức liên lạc bằng công nghệ gọi là tán xạ ngược. Cái này cho phép thiết bị chuyển đổi thông tin bằng cách phản ánh sự tồn tại của tín hiệu.

Bác sĩ Vamsi Talla – kĩ sư điện tại trường ĐH Washington và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu, nói: “Thay vì tạo ra những tín hiệu wifi của chính bạn, công nghệ của chúng tôi tạo ra wifi bằng cách sử dụng đường truyền Bluetooth từ thiết bị mobile gần nhất như là đồng hồ thông minh. Khi một nhóm liên lạc sử dụng công nghệ của chúng tôi để phản ánh đường truyền giữa các thiết bị khác nhau, chúng gọi là “liên tán xạ”.

Trong một ví dụ được minh họa bởi nhóm liên lạc, một đồng hồ thông minh được sử dụng để truyền tín hiệu Bluetooth đến kính áp tròng. Trong khi đó, kính áp tròng được lắp với một ăng ten. Chúng chuyển tín hiệu Bluetooth thành một tín hiệu đơn lẻ mà có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu như một tín hiệu wifi.”

Bác sĩ Shyan Gollakota – một nhà khoa học máy tính và cũng là người theo dõi và nắm rõ cách thức vận hành của nghiên cứu này từ lúc mới bắt đầu, nói: “Các thiết bị Bluetooth đã ngẫu nhiên hóa đường truyền dữ liệu, cái mà sử dụng một quy trình được gọi là sự xáo trộn âm. Chúng tôi đã phát hiện ra một con đường để đảo nghịch quy trình xáo trộn âm này. Đó là phát ra một tín hiệu đơn lẻ từ thiết bị Bluetooth khả dụng như điện thoại và đồng hồ thông minh, cái mà sử dụng những ứng dụng phần mềm.”

Con đường kết nối. Ảnh: ĐH Washington

Những nhà nghiên cứu đã thuyết trình dự án của họ tại một hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội Kĩ thuật tính toán ở Brazil. Các nhà khoa học nói rằng, công nghệ của họ có thể được xây dựng trên một kiểu mẫu mới, đó là thẻ tín dụng thông minh. Điều này có thể cho phép thẻ tín dụng liên lạc trực tiếp với những thẻ tín dụng khác mà không cần thủ tục chuyển tiền hay một máy rút tiền trung gian. Khách hàng có thể gửi hay nhận tiền từ người khác chỉ bằng một thao tác đơn giản, đó là gõ vào tấm thẻ. Công nghệ cũng cho phép những nhóm bạn đi ăn với nhau chia tiền trong hóa đơn thanh toán, bằng cách chụm thẻ tín dụng lại trên một chiếc bàn.

Bác sĩ Gollakota nói: “Cung cấp những tính năng tuyệt vời cho các vật dụng chúng ta sử dụng hằng ngày, như thẻ tín dụng, để kết nối với thiết bị di động quả là một bước tiến ngoạn mục của công nghệ. Điều này có thể giúp khai thác hết tiềm năng của những kết nối nhan nhản xung quanh chúng ta”.

Bên cạnh kính áp tròng, những nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một thiết bị ghi âm được cấy ghép trong hệ thần kinh mà có thể kết nối trực tiếp với điện thoại hay đồng hồ thông minh. Họ tuyên bố rằng, nghiên cứu sẽ được áp dụng cho những thiết bị cấy ghép trong bộ não và có thể chữa trị các bệnh như Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rung và yếu) hay động kinh.

“Các thiết bị cấy ghép y khoa chạy bằng cách truyền tín hiệu này vô cùng tiện lợi và an toàn. Vì những loại năng lượng chạy bằng pin có trong thiết bị trợ tim hay được sử dụng trong những ca phẫu thuật kích não có thể bất thần cạn kiệt năng lượng và đặt bệnh nhân vào những tình huống nguy hiểm. Công nghệ “liên tán xạ” của chúng tôi cho phép kết nối wifi cho những thiết bị cấy ghép mà chỉ tốn khoảng 10 microwatt năng lượng”, bác sĩ Joshua Smith – đồng tác giả của nghiên cứu nói.

Bích Trâm (DailyMail)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ap-trong-co-the-ket-noi-voi-dien-thoai-de-do-suc-khoe-c7a439097.html