Kinh ngạc lý do Đức xâm lược Liên Xô thành công (2)

Giai đoạn đầu Đức xâm lược Liên Xô, hồng quân chịu thiệt hại không thể tưởng tượng nổi, tổn thất vô cùng khủng khiếp.

Dù có trong tay những chiếc xe tăng tốt nhất thời bấy giờ, như T-34 mạnh hơn cả các loại tăng Panzer Đức thời bấy giờ. Thế nhưng, việc vận hành cỗ tăng mới gặp nhiều vấn đề đã khiến các cánh quân Liên Xô đại bại hoàn toàn.

Vào thời điểm đầu của chiến dịch Đức xâm lược Liên Xô Barbarossa, Liên Xô có khoảng 150 đơn vị quân sự bố trí dọc khu vực biên giới phía tây. Quân chủ lực của cả hai bên ngay lập tức chạm trán với nhau ngay sau khi quân Đức vừa vượt qua biên giới.

Tuy nhiên chỉ sau hai tuần giao tranh dọc khu vực biên giới Liên Xô các tướng lĩnh Đức đã ngay lập tức tin vào một chiến thắng dễ dàng trước Liên Xô khi quân chủ lực của Moscow bị đánh bại hoàn toàn khi cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.

Với tốc độ hành quân nhanh chưa từng có đã giúp cho quân Đức kịp giành được số lương thực trong vụ thu hoạch mùa hè ở Ukraine củng cố đáng kể nguồn cung lương thực dành cho hàng triệu quân, trong khi đó Liên Xô chịu tổn thất nặng nề.

Trong các trận đánh tại Minsk và Smolensk Đức bắt sống hơn 600.000 tù binh Liên Xô, con số này ở Kiev lên tới 665.000 người.

Chỉ sau hơn 1 tháng bắt đầu chiến dịch Barbarossa Đức đã chiếm được từ Liên Xô diện tích lãnh thổ gấp hai lần diện tích nước Pháp.

Đến giữa tháng 8/1941 theo thông kê đã có khoảng 200 đơn vị vũ trang Liên Xô tham gia chiến tranh với số quân số đông hơn Đức gấp nhiều lần. Nhưng yếu tố con người không thôi cũng chưa đủ để Liên Xô có thể đánh bại đại quân của Đức.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến Quân đội Liên Xô đại bại trước quân Đức là họ không được chỉ huy bởi các tướng lĩnh giỏi, khi hầu hết các đại nguyên soái lập quốc của Liên Xô lúc đó đều đã bị Stalin bức hại trong cuộc thanh trừng vào năm 1930.

Ở một số nước Đông Âu và Baltic như Ukraine hay Belorussia họ chào đón quân Đức như những vị cứu tinh của họ khỏi bàn tay áp bức của Moscow.

Thậm chí ở Kiev, người Do Thái còn chào đón quân Đức như những người hùng. Nhưng họ không ngờ rằng mọi chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi Đức tiếp quản hoàn toàn Ukraine. Theo ghi chép đã có khoảng 100.000 người Do Thái bị quân Đức sát hại tại khe núi Babi Yar ngoại vi Kiev.

Để có thể tiếp tục duy trì cuộc chiến Liên Xô đã di chuyển hầu hết các nhà máy chế tạo vũ khí của nước này về vùng Viễn Đông nằm cách xa hoàn toàn chiến trường phía tây và ngoài tầm với của máy bay ném bom Đức.

Để cầm chân quân Đức ở Mặt trận phía Đông Mỹ và Anh đã tích cực viện trợ cho Moscow hàng triệu tấn vũ khí và nhu yếu phẩm trong giai đoạn Quân đội Liên Xô gần như kệt quệ.

Từ 10/7/1941 đến 16/8/1941, Quân đội Phần Lan dưới sự hỗ trợ của Đức nhanh chóng chiếm lại các vùng lãnh thổ do Liên Xô giành quyền kiểm soát trong cuộc chiến vào năm 1939 . Tuy nhiên cục diện lại thay đổi ngay sau khi Phần Lan chiếm được lại đất, Helsinki từ chối tiếp tục tham gia cuộc xâm lược Liên Xô với Đức.

Cuộc bao vây Leningrad là một trong những trận đánh lâu nhất của Đức từ khi bắt đầu chiến dịch Belorussia, nó kéo dài hơn 900 ngày và khiến 200.000 dân thường thiệt mạng do hỏa lực từ phía Đức. Trong khi đó có tới 630.000 người chết do bệnh tất và nạn đói. Trong ảnh là pháo phòng không Liên Xô bảo vệ bầu trời Leningrad phía trước nhà thờ Thánh St Isaac.

Với thất bại ở Vyazma và Bryansk trong tháng 10/1941 Liên Xô chỉ còn hơn 800 xe tăng và hầu như không có sự hổ trợ trên không lẫn trên biển.

Thậm chí trong giai đoạn xấu nhất người ta đã nghĩ tới chuyện di dời chính phủ Liên Xô từ Moscow đến vùng Viễn Đông, cùng với đó là di chuyển thi hài của Lenin người khai sinh ra nhà nước Liên Xô đến Mỹ nơi cách xa chiến tranh hàng ngàn dặm.

Tuy nhiên trong lúc cuộc chiến đã ngã ngũ một lần nữa thần may mắn lại mỉm cười với nước Nga khi mùa đông năm đó là mùa đông lạnh nhất trong suốt 140 năm trở lại ở quốc gia này. Và người Đức không có đủ nhiên liệu để tiếp tục các đợt hành quân thần tốc khi dầu diesel dành cho do xe tăng hay xe bọc thép đều đã bị đóng băng. Chớp thời cơ này, Hồng quân Liên Xô đã tiến hành cuộc phản công vĩ đại đẩy lùi quân phát xít, giải nguy Moscow và tiến dần tới việc đẩy quân Đức về điểm xuất phát.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-ly-do-duc-xam-luoc-lien-xo-thanh-cong-2-694964.html