Kinh nghiệm giải các bài toán về Amin - Aminoaxit (Hóa học 12)

Từ thực tế giảng dạy, cô Nguyễn Thị Thảo Ly - Trường THPT Trần Văn Bảy (Sóc Trăng) - chia sẻ kinh nghiệm giải các bài toán về Amin - Aminoaxit, từ đó giúp học sinh làm tốt môn Hóa học, kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Kinh nghiệm giải một số bài toán Amin

Dạng 1: Phản ứng thể hiện tính bazơ của amin

Với dạng bài này, cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra một số điều học sinh cần lưu ý như:

Các amin đều phản ứng được với các dung dịch axit như HCl, HNO3 , H2SO4, CH3COOH, CH2=CHCOOH…. Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion H + tạo ra muối amoni. - NH2 + H+ -> - NH3 +

Phương pháp giải bài tập amin chủ yếu sử dụng định luật bảo toàn khối lượng. Đối với các amin chưa biết số nhóm chức thì ta lập tỉ lệ để xác định số nhóm chức trong phân tử amin. Số nhóm chức amnin = nH+/ namin.

Cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra một số ví dụ:

Dạng 2: Phản ứng đốt cháy của Amin

Với dạng bài này, cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra một số điều học sinh cần lưu ý như:

Phương trình đốt cháy một amin ở dạng tổng quát:

Phương pháp khi giải bài tập đốt cháy amin: Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tìm công thức của amin sẽ nhanh hơn so với lập tỉ lệ mol nC: nH: nN. Đối với bài toán đốt cháy hỗn hợp các amin thì sử dụng công thúc trung bình. Đối với bài tập đốt cháy amin bằng hỗn hợp O2 và O3 thì nên qui đổi hỗn hợp thành O.

Cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra một số ví dụ minh họa:

Kinh nghiệm giải một số bài toán Aminoaxit

Dạng 1: Tính khối lượng của aminoaxit trong phản ứng với axit hoặc bazơ

Với dạng bài này, cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra 2 lưu ý:

Phải viết được 2 phương trình có dạng:

Cách suy ra số nhóm –NH2 và số nhóm –COOH trong aminoaxit

Cô Nguyễn Thị Thảo Ly đưa ra một số ví dụ minh họa:

Dạng 2: Bài toán đốt cháy aminoaxit

Phương pháp giải dạng này được cô Nguyễn Thị Thảo Ly lưu ý:

Ví dụ minh họa: Aminoaxit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,45%, 7,86% 15,73% còn lại là oxi và có CTPT trùng với CT đơn giản nhất. Xác định CTPT của X: A. C4H11O2N. B. C3H9O2N. C. C3H7O2N. D. C4H9O2N.

Giải:

Đặc điểm của môn Hóa học là học sinh phải nhớ nhiều về phương trình, tính chất của chất, màu sắc, hiện tượng…Bài tập hóa học có nhiều dạng, không học kĩ bài, không đầu tư làm bài tập để bổ trợ cho lý thuyết, học sinh sẽ không học tốt môn Hóa, dần dần không thích học Hóa.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017, một trong những đổi mới là học sinh phải làm bài thi tổ hợp của ba môn Lý - Hóa - Sinh và điểm liệt sẽ tính cho từng môn, học sinh không chịu học môn nào trong ba môn của bài thi tổ hợp thì khả năng rớt tốt nghiệp rất cao. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy sao cho học sinh tích cực học tập cả về lý thuyết và bài tập Hóa nhằm đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.

Để học sinh học tốt môn Hóa, trước tiên phải làm cho học sinh thích học Hóa. Để làm được điều đó, giáo viên phải giúp học sinh nắm vững lý thuyết, hướng dẫn học sinh làm bài tập từ dễ đến khó, phải loại bỏ suy nghĩ là chỉ học lý thuyết bỏ bài tập.

Trong quá trình giảng dạy, tôi thường soạn ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của từng bài, từng chương bao gồm cả lý thuyết và bài tập và giao cho học sinh làm bài.

Cô Nguyễn Thị Thảo Ly - Trường THPT Trần Văn Bảy (Sóc Trăng)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/kinh-nghiem-giai-cac-bai-toan-ve-amin-aminoaxit-hoa-hoc-12-2895805-v.html