Kinh nghiệm thực hiện Thông tư 30

Khi bắt đầu tiếp xúc, nghiên cứu Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30), chúng tôi tự đặt nhiều câu hỏi:

Điều gì thực sự là cái mới, có ý nghĩa trong Thông tư này? Bản chất và cơ sở khoa học, thực tiễn của Thông tư này là gì? Có phải sự khác biệt giữa Thông tư này với các thông tư quy định về đánh giá học sinh (HS) tiểu học trước đây chỉ là đánh giá đánh giá bằng nhận xét và bằng điểm số? Làm thế nào để việc ghi chép những lời đánh giá bằng nhận xét của giáo viên (GV) trở nên có ý nghĩa thiết thực?

Sau khi thảo luận, tự giải đáp và xem xét nhiều ý kiến chia sẻ về các câu hỏi trên, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến câu hỏi: Làm thế nào để đánh giá được học sinh của chúng ta đã hoặc chưa đạt được 3 nhóm năng lực, 4 nhóm phẩm chất?

Liệu rằng chúng ta chỉ quan sát các em, trao đổi với cha mẹ, người thân các em và đối chiếu với các biểu hiện rồi đi đến kết luận các em đã “Đạt”?

Và thật tiếc nếu chỉ vì “Không đạt” mà cuối năm có em phải ở lại lớp, không hoàn thành Chương trình lớp học, Chương trình Tiểu học. Và cũng thật đáng ngại khi chúng ta- GV, người làm giáo dục- chỉ lo đánh giá cho xong việc và cho đủ hồ sơ quy định!

Sau hơn một năm học thực hiện, chúng tôi tổng kết và xin chia sẻ một số điều nho nhỏ để quý thầy cô và đồng nghiệp tham khảo.

Thứ nhất, chúng tôi đọc kỹ, thảo luận các từ khóa quan trọng, suy ngẫm và chia sẻ với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh (PHHS) để thống nhất hiểu rõ định nghĩa: thế nào là đánh giá học sinh (Điều 2 của Thông tư 30).

Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, đánh giá chỉ là một phần của quá trình thực hiện các công việc của mỗi người ở trường học. Đồng thời, đánh giá bao gồm rất nhiều việc không tách rời công việc giảng dạy, giáo dục và cho điểm. Nhận xét chỉ là một trong nhiều việc cần làm của GV.

Thứ hai, chúng tôi đọc kỹ, thảo luận các từ khóa quan trọng, suy ngẫm và chia sẻ để hiểu rõ, đồng thuận với mọi người về mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá (Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 của Thông tư 30).

Trong đó, hiểu về mục đích và nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng với GV. Từ đó, chúng tôi coi trọng "đánh giá để giáo dục" (người làm, nội dung làm và cách làm giáo dục) hơn các mục đích khác.

Thứ ba, chúng tôi xác định quan điểm: Thông tư là một văn bản quy phạm pháp luật, có tính bắt buộc cao cho nên hãy “cứ làm đã”. Tiếp đó, chúng tôi coi đánh giá là hoạt động không thể tách rời các hoạt động dạy học và giáo dục trong từng phần, tiết học, bài học, lớp học ở nhà trường. Nếu chúng ta không giáo dục thì không thể đánh giá được học sinh vì đánh giá đó không có giá trị thực tế!

Để cụ thể hóa quan điểm đánh giá của Thông tư, chúng tôi coi nội dung đánh giá (Điều 5) là tiêu chuẩn và tiêu chí để thiết kế, tổ chức lại các hoạt động dạy học và giáo dục, kết nối chúng với các hoạt động giáo dục, dạy học cụ thể. Điều đó được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hơn nữa, chúng tôi khi tiến hành giáo dục và đánh giá HS, xác định quá trình và kết quả đều cùng quan trọng nên duy trì chu trình trên một cách liên tục theo tuyến tính thời gian của ngày, tuần, tháng, kỳ, năm học. Điều này được thể hiện theo sơ đồ sau:

Cuối cùng, chúng tôi cụ thể hóa các hoạt động giáo dục và dạy học ứng với các tiêu chuẩn và tiêu chí để thực hiện giáo dục và đánh giá HS. Coi đó là cơ hội để mỗi em tham gia thực hành, trải nghiệm để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất. Sau đây xin điểm lại một số ví dụ cụ thể:

Hoạt động dạy học và GD

Giao cho HS làm việc cụ thể

(Ví dụ các công việc, hoạt động)

Mong muốn cần đạt

Tổ chức cho HS tự học và học theo nhóm cộng tác; học qua tự trải nghiệm, khám phá, thực hành

Tự làm bài tập, nhiệm vụ do GV giao (học cá nhân), chia sẻ với bạn trong nhóm (học theo nhóm) và chia sẻ trước cả lớp.

Tự làm nhiệm vụ do GV giao (học cá nhân), chia sẻ với bạn trong nhóm và trước lớp để khám phá, học hỏi cái mới.

Đạt và vượt chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học (nhớ, hiểu, thực hành, vận dụng... theo 3 mức độ đánh giá trong Điều 10).

Năng lực: tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp, hợp tác. Phẩm chất: Chăm học.

Tự dọn vệ sinh sân trường, lớp hàng ngày(trường không có lao công).

Tự phân công, nhắc nhở nhau quét dọn lớp học, sân trường; lau chùi và kê dọn bàn ghế, lau rửa bảng, cửa sổ, tủ, sắp xếp giá sách gọn, sạch, đẹp...

Năng lực: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác. Phẩm chất: Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia HĐGD...

Sắp xếp chỗ ngồi học của em hàng ngày.

Lấy và sắp xếp sách vở, đồ dùng trên bàn để sẵn sàng học tập. Thu dọn sách vở, đồ dùng cá nhân khi ra chơi, cuối buổi học. Kê dọn bàn ghế ngay ngắn, gọn gàng khi thôi học... Treo quần áo, khăn mũ trên móc có sẵn...

Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác. Phẩm chất: tự trọng, tự chịu trách nhiệm, kỉ luật...

Chào cờ đầu tuần

Di chuyển, tập hợp, giải tán theo hàng lối, trật tự; nghiêm túc khi chào cờ... Tham gia chơi trò chơi tập thể, hoạt động từ thiện...

Phẩm chất: tích cực tham gia hoạt động giáo dục; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

Ăn nghỉ bán trú

Biết tự chia cơm, lấy cơm, thu dọn đồ sau ăn, quét dọn chỗ ăn... Lấy, gấp chăn, chuẩn bị và thu dọn sau khi ngủ... Đọc sách, nghỉ ngơi...

Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác.

Phẩm chất: chăm làm; tự trọng, tự chịu trách nhiệm; kỉ luật,...

Hoạt động làm bánh chôi nước (một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo)

Lập kế hoạch chuẩn bị, tham gia hoạt động:

- Tìm hiểu cách làm bánh.

- Cùng nhau chuẩn bị những gì được phân công.

- Cùng nhau tiến hành tự làm bánh (dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của PHHS và GV).

- Viết lại và chia sẻ những cảm nghĩ sau hoạt động.

Năng lực: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

Phẩm chất: Chăm làm; tích cực tham gia các hoạt động GD; trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước...

...(v.v)

...

...

Qua các hoạt động trên, chúng tôi nhận thấy HS có nhiều hơn cơ hội khi tham gia hoạt động học tập và GD, kể cả những em yếu thế, gặp khó khăn về nhận thức.

Các em đã bộc lộ, trải nghiệm khả năng học hỏi, giao tiếp để trưởng thành. Đặc biệt, những HS lớp 1, lớp 2 - những em đã quen chỉ được đánh giá bằng điểm số vào hai lần kiểm tra định kỳ - thấy không còn bị lệ thuộc vào điểm số.

Các em cũng đã đủ khả năng tiếp tục học tập, giáo dục và sinh hoạt ở nhà, ở trường mà không chỉ dựa vào điểm số! Về phía GV, với quan điểm và thực hiện như trên, dù vất vả hơn trước nhưng chúng tôi cảm thấy bớt đi nhiều áp lực căng thẳng trong công việc bởi cảm nhận được những việc làm của mình có ý nghĩa đối với HS.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/kinh-nghiem-thuc-hien-thong-tu-30-1922222-l.html