Kinh tế thế giới vẫn sẽ phục hồi chậm

VIT - Căn cứ vào tình hình kinh tế thế giới diễn biến trong thời gian gần đây, một số chuyên gia phân tích kinh tế nhận định, kinh tế thế giới trong năm nay vẫn sẽ tiếp tục phục hồi chậm chạp.

Trong khi các chuyên gia tranh cãi về việc lúc nào Trung Quốc sẽ thu hồi các chính sách kich thích kinh tế của mình thì kinh tế toàn cầu xuất hiện một chiều hướng mới. Đầu tháng 12 năm ngoái, để ứng phó với việc tăng giá của đồng Yên và nguy cơ lạm phát, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố áp dụng một chương trình kích thích kinh tế với tổng trị giá lên tới 24000 tỷ Yên, bên cạnh đó tổng thống Obama cũng tung ra hàng loạt các kế hoạch kích thích kinh tế của mình. Trong phiên bế mạc hội nghị Bộ trưởng tài chính G7 hồi tháng 1 vừa qua, các Bộ trưởng của các nước cũng đã thông qua kế hoạch kích thích nền kinh tế. Cũng trong tháng 1/2010, tín dụng của một số nước như Hy Lạp trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone ngày càng xấu đi. Tất cả các nhân tố trên không chỉ khiến giới chuyên gia mà ngay cả cư dân trên thế giới đều lo ngại sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lần hai. Trong tình hình hiện nay, sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đã diễn biến tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, xét về lâu dài, đây chỉ là “bề nổi” do chính phủ các nước đang áp dụng tích cực các biện pháp kích thích kinh tế của mình. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự phục hồi và phát triển hiện nay của nền kinh tế toàn cầu không thực sự vững chắc. Trước mắt, chính phủ các nước sẽ phải đối mặt với hai sự lựa chọn nan giản trong việc thu hồi các chính sách kích thích kinh tế của mình. Nếu như thu hồi quá muộn, thì các khoản nợ công sẽ tăng cao, bên cạnh đó nguy cơ bong bóng tài chính và nhà đất, lạm phát cũng lên theo. Nếu như rút lui quá sớm, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trầm trọng. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng trong thời gian gần đây, thị trường tài chính trong nước và quốc tế tại các quốc gia đã có nhiều sự điều chỉnh. Một trong các nguyênn nhân dẫn tới sự điều chỉnh chiến lược này chính là việc chính phủ các nước dự định rút các biện pháp kích thích kinh tế của mình. Có thể thấy, nếu các nền kinh tế trụ cột của thế giới không nắm rõ và có bước đi phù hợp trong việc thu hồi các biện pháp này, ngoài ra không điều chỉnh hợp lý thì sẽ không có cách gì để “rút chân ” ra được cả. Ngược lại, hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra một làn sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng. Trong hội nghị hợp tác kinh tế vừa qua, các nước đã đưa ra những nhận định chính xác về tình hình kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhất trí việc tiếp tục duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Ngoài ra còn đặc biệt nhận xét tới sự phát triển quá nóng và không vững chắc của nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn từ góc độ quốc tế, kinh tế thế giới năm nay vẫn sẽ phục hồi tương đối chậm chạp, song song với đó là nguy cơ nợ nước ngoài của một số quốc gia như Hy Lạp sẽ tiếp tục gia tăng. Các chuyên gia kinh tế nhận đinh, hiện nay do nền kinh tế phục hồi không mấy ổn định chính vì vậy các quốc gia sẽ phải lựa chọn giữa việc từng bước rút kế hoạch kích thích kinh tế hay là tiếp tục gia tăng hơn nữa các chính sách này. Tuy nhiên, cho dù kinh tế phục hồi nhanh chóng, một số chính sách kinh tế cần thiết phải rút bỏ, song các nước cũng nên chú ý tới ba vấn đề sau: Một là nắm chắc thời cơ, tiết tấu, mức độ để thu hồi các chính sách kích thích cho phù hợp qua đó tránh việc tác động tới thị trường. Thứ hai, nắm chắc và kết hợp giữa thu hồi chính sách kích thích với điều chỉnh kết cấu kinh tế. Thứ ba, quan sát và chú ý tới các chính sách và tình hình biến đổi kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đứng hàng đầu, tránh việc gia tăng lãi suất quá sớm hoặc quá muộn, phòng ngừa hữu hiệu nguy cơ bong bóng tài chính, lạm phát.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/kinhte/chinhsach/la73637/default.htm