Kỳ 7: Cái gì đã bịt ống Pitot?

Các ống Pitot được thiết kế với bộ phận truyền khí nóng rất mạnh để xử lý mọi tình huống, bao gồm cả những cơn bão cực mạnh. Vậy, điều gì đã khiến cho chúng không hoạt động? Câu trả lời nằm chính trong cơn bão.

Vào tháng 06/2009, Hãng hàng không quốc gia của Pháp – Air France trải qua một thảm họa kinh hoàng nhất từ trước đến nay trong lịch sử của mình. Chuyến bay mang số hiệu 447 rơi xuống biển Đại Tây Dương, toàn bộ 228 hành khách cùng phi hành đoàn bị thiệt mạng. Khám phá trân trọng giới thiệu đến quý độc giả loạt bài 10 kỳ về câu chuyện này.

Để ngăn chặn tình trạng đó, các ống Pitot được thiết kế với bộ phận truyền khí nóng rất mạnh để xử lý mọi tình huống, bao gồm cả những cơn bão cực mạnh. Vậy, điều gì đã khiến cho chúng không hoạt động? Câu trả lời nằm chính trong cơn bão.

Một trong những thứ mà chúng ta quan tâm là sẽ xảy ra những tình trạng nào ở độ cao 35,000 feet, có loại băng hay chất lỏng nào có thể tồn tại ở độ cao đó?

John Williams quay trở lại với những hình ảnh vệ tinh mới của NASA.

Anh ấy tạo ra một mặt cắt, chỉ ra nhiệt độ ở các độ cao khác nhau.

Âm 40 độ có vẻ là cực kỳ lạnh nhưng thực tế thì còn ấm hơn nhiệt độ thông thường ở độ cao 35,000 feet nhiều, điều này liên tưởng tới việc đã có một hiện tượng bất thường gì đó xảy ra.

“Những gì chúng tôi phát hiện ra từ bảng phân tích này là có thể có một lượng nước siêu lạnh tại độ cao của chiếc máy bay”.

Nước siêu lạnh là một hiện tượng bất thường khó hiểu trong vật lý, khi nước hoàn toàn tinh khiết vẫn duy trì thể lỏng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng. Trong 32 năm kinh nghiệm, Tony Cable chưa bao giờ thực sự nhìn thấy hiện tượng này một cách rõ ràng như vậy. Nước tinh khiết trong những chiếc chai này đang nằm dưới mức đóng băng thông thường, nhưng nó vẫn ở thể lỏng. Những tinh thể băng chỉ có thể phát triển xung quanh các hạt nhỏ như các tạp chất hoặc bong bóng. Khi Cable thả một ống kim loại vào, ngay lập tức nó trở thành băng.

Một thực tế là không khí trên đại dương thực sự rất sạch, nghĩa là nếu có nước siêu lạnh trong khí quyển và chiếc máy bay bay qua đó, thì những hạt nước nhỏ đó đã sẵn sàng đóng băng ngay khi chúng chạm vào một bề mặt

Nước siêu lạnh có thể trấn áp cả những yếu tố làm nóng trong các ống pitot và đóng băng chúng chỉ trong vài giây.

Hoàn toàn có thể xảy ra việc chiếc máy bay bất thình lình gặp các điều kiện thời tiết kinh khủng hơn những gì mà chúng được thiết kế để đối phó lại. Các đầu Pitot có thể đã không đủ khả năng đương đầu với tình trạng này.

Nhóm đã khám phá ra rằng lỗi ống Pitot không phải là hiếm thấy. 6 năm trước khi xảy ra sự cố của chuyến bay 447, các nhà chức trách Pháp đã xác định 32 sự việc lỗi ống Pitot bao gồm cả A330 và loại tương tự -A340. Và vào năm 2009, con số sự việc xảy ra đã đến mức báo động.

“Cứ khoảng 1 tuần xảy ra một vụ, liên tục trong 2 tháng trong khoảng thời gian trước thời điểm 1/6”.

Chỉ 6 ngày trước khi xảy ra vụ rơi máy bay, 2 ống Pitot đã ngừng hoạt động trên chuyến bay A330 tương tự từ Rio đến Paris. Các phi công đã điều khiển để kiểm soát chiếc máy bay. Tất cả các ống Pitot ngưng hoạt động đều thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn hiện tại.

Theo PV

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/tin-quoc-te/ky-7-cai-gi-da-bit-ong-pitot-c5a533247.html