Lạ lẫm pháo phòng không Việt Nam khi được cơ giới hóa

Không chỉ nâng cao khả năng cơ động trong tác chiến, pháo phòng không ZU-23-2 của Việt Nam còn được bổ sung thêm sức mạnh hỏa lực.

Nhằm phát huy năng lực và sức sáng tạo của cán bộ trẻ, Viện kỹ thuật cơ giới quân sự thuộc Tổng cục kỹ thuật đã xây dựng các mô hình hoạt động theo nhóm chuyên môn, trong đó nổi bật là tổ khoa học kỹ thuật trẻ đã giúp từng cá nhân trong viện thêm say mê nghiên cứu cho ra đời nhiều đề tài nghiên cứu kỹ thuật hữu ích. Và một trong số đó có thể kể tới đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo xe cơ sở để lắp đặt tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm thấp ZSU-23-2. Nguồn ảnh: QPVN.

Đây là một trong những sáng kiến đề tài kỹ thuật nổi bật của tổ khoa học kỹ thuật trẻ thuộc Viện kỹ thuật cơ giới quân sự, đề tài này có tính ứng dụng cao và khá thiết thực đối với yêu cầu hiện đại hóa trang bị của quân đội ta trong tình hình mới. Nguồn ảnh: QPVN.

Sau khi được nâng cấp pháo phòng không ZSU-23-2 được nâng cao đáng kể khả năng cơ động do được tích hợp lên trên khung gầm xe tải đặc chủng Kamaz 43118 6x6. Giúp biến nó thành một tổ hợp phòng không di động. Nguồn ảnh: QPVN.

Bên cạnh đó tổ hợp phòng không vẫn đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, dễ vận hành khi triển khai cũng như thu hồi pháo giảm tối đa sức lực cho bộ đội. Nhìn xa hơn đề tài này còn giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách quốc phòng. Nguồn ảnh: QPVN.

Nhằm đảm bảo độ ổn định của tổ hợp khi tác chiến, các kỹ sư trẻ của Viện kỹ thuật cơ giới quân sự còn trang bị cho khung gầm Kamaz 43118 các chân đỡ thủy lực giúp giảm tải cho toàn bộ tổ hợp khi chiến đấu, nâng cao khả năng hoạt động và thời gian phục vụ của khí tài. Nguồn ảnh: QPVN.

Theo Đại Úy Nguyễn Minh Anh, một thành viên của tổ khoa học kỹ thuật trẻ cho biết , trong giai đoạn hiện nay tổ đang đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại đối với các loại khí tài hiện có. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Nguồn ảnh: QPVN.

Ngoài việc tích hợp pháo phòng không ZU-23-2 lên trên khung gầm Kamaz 43118, ta còn có thể thấy pháo phòng không tầm thấp này còn được trang bị thêm các tên lửa đất đối không tầm thấp nhiều khả năng là 9K32 Strela-2, một mẫu tên lửa phòng không vác vai đang được quân đội ta sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.

Với sự kết hợp sức mạnh của tổ hợp phòng không ZU-23-2 được nâng lên một tầm cao mới, khi vừa được nâng cao khả năng cơ động lại vừa được mở rộng sức mạnh hỏa lực cũng như tầm tác chiến. Nguồn ảnh: QPVN.

Việc kết hợp ZU-23-2 với các tổ hợp phòng không vác vai không phải là mới, khi quân đội nhiều nước trên thế giới đã đưa vào trang bị hàng loạt các kiểu tổ hợp phòng không kết hợp này. Tuy nhiên nếu quân đội ta có thể tự nâng cấp và sản xuất hàng loạt kiểu tổ hợp pháo và tên lửa phòng không này thì vẫn sẽ mang lại lợi ích rất lớn, không chỉ giúp nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội mà còn giúp tiết kiệm ngân sách quốc phòng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là màn khai hỏa pháo phòng không ZU-23-2 được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng của Quân đội Nga. Với cụm pháo hai nòng 23mm, ZU-23-2 có tốc độ bắn tối đa lên tới 2.000 phát/phút hoặc 400 phát/phút trong điều kiện tác chiến thông thường, nó chỉ cần kíp chiến đấu hai người để vận hành. Nguồn ảnh: Youtube.

Tầm bắn hiệu quả của ZU-23-2 hiện tại là 2.500m, nếu như được trang bị thêm các tổ hợp phòng không vác vai tầm bắn của nó có thể được mở rộng ra 5.000m với độ cao tác xạ khoảng 3.500m. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trọng lượng cơ bản của ZU-23-2 chưa tới một tấn nên nó có thể được tích hợp với nhiều loại phương tiện cơ giới khác nhau, tối ưu vẫn là các khung gầm đặc chủng bánh lốp từ 4x4 trở lên, nhằm đảm bảo khả năng tác chiến lâu dài của tổ hợp. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/la-lam-phao-phong-khong-viet-nam-khi-duoc-co-gioi-hoa-930120.html