Lá thư của Warren Buffett không trả lời điều gì?

Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng có một thứ không đổi, đó là lá thư thường niên của vị tỉ phú đầu tư Warren Buffett.

Sáng thứ 7, vị tỉ phú lại một lần nữa bày tỏ tình yêu của mình đối với nước Mỹ, đưa ra lý do cho những cuộc tranh luận về đầu tư, động viên những nhà quản lý ở công ty Berkshire Hathaway, khiêm tốn nhận lỗi và đảm bảo với các cổ đông rằng tương lai tốt đẹp đang chờ công ty và cả nước Mỹ ở phía trước.

Tuy vậy, lá thư lần này vẫn có vẻ hơi tẻ nhạt, và không phải vì thiếu đi sự hóm hỉnh thường thấy của ông.

Một mặt, Buffett khéo léo xoa dịu những lo lắng của nhà đầu tư về việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ mà thậm chí không cần phải nhắc đến tên ông này.

“Trẻ em sinh ra ở Mỹ là thế hệ may mắn nhất trong lịch sử” là một câu mà Buffett lấy lại từ lá thư năm ngoái (năm nay ông nhắc thêm về hệ thống thị trường tự do, người nhập cư và hệ thống luật pháp).

Nhưng sao lá thư vẫn tẻ nhạt?

Cổ phiếu loại A của Berkshire mới đạt được một mốc mới, chốt phiên ở mức 250.000 đô sau 8 ngày tăng liên tiếp.

Ông cũng không đề cập việc công ty thực phẩm Kraft Heinz (thuộc sở hữu Berkshire) từng rút lại đề xuấtmua Unilever với giá 143 tỉ đô, một quyết định được cho là của Buffett. Và không một lời khen ngợi nào dành cho Jorge (Jorge Paulo Lemann, đối tác đầu tư của Buffett tại 3G Capital. Berkshire và 3G Capital là hai cổ đông lớn nhất của Kraft Heinz, sau khi 2 công ty thực phẩm này sáp nhập năm 2015).

Mặc dù vậy, Buffett cũng nhắc đến vấn đề minh bạch. Đây là thay đổi lớn nhất mà người kế nhiệm của ông sẽ phải tạo ra tại Berkshire.

Ví dụ, các ngành sản xuất, bán lẻ và dịch vụ đang phát triển rất nhanh, bao gồm mọi thứ từ quần áo của Fruit of the Loom cho đến các hóa chất của Lubrizol, nhưng nhà đầu tư lại biết rất ít về kết quả hoạt động của từng doanh nghiệp.

Bàn về vấn đề này, Buffett chỉ ra nơi họ có thể tìm thấy “một phần chi tiết” về những hoạt động này nhưng cũng nói thêm là “tuy vậy hãy cẩn thận. Cái cần quan tâm là mức tăng trưởng của cả “khu rừng” Berkshire. Sẽ thật là dại dột nếu quá để ý vào từng cái cây riêng lẻ”.

Nhưng rõ ràng là đây là một bước đi đúng hướng, tạo nền tảng cho người kế nhiệm cải thiện tính minh bạch của Berkshire.

Thiếu sót ln

Một thiếu sót lớn trong lá thư: “súng săn voi” và triển vọng hoạt độngsáp nhập và mua lại. Mà đây có lẽ là phần người ta trông đợi nhất để chơi trò đoán “sắp tới Warren sẽ mua gì?”

Buffett đang dần dần cắt bớt những phần nói về kế hoạch mua lại của mình trong những lá thư gần đây, có lẽ là vì đến thời điểm này những kế hoạch này đã quá nổi tiếng chứ không phải vì đã thay đổi.

Việc mua lại công ty cung cấp thiết bị hàng không vũ trụ Precision Castparts với giá 37 triệu đô vào một năm trước cuối cùng cũng cho thấy kết quả. Nếu dựa vào đó, một thương vụ tầm cỡ này có thể sẽ xảy ra.

Kì lạ là Buffett viết hơi dài dòng trong phần phản bác lại những chỉ trích rằng việc mua lại cổ phiếu là gần như “phi Mỹ”. Thứ nhất, có thể là vì ông đang lên kế hoạch mua lại cổ phiếu của Berkshire, nhưng chính sách của ông rất rõ ràng: chỉ khi cổ phiếu giao dịch ở mức cao hơn giá trị sổ sách của công ty 20%. Nhưng cũng có thể ông chỉ đang lên tiếng ủng hộ cho việc các công ty mà Berkshire góp vốn định vay tiền để mua lại cổ phiếu nếu các công ty này nghĩ là cổ phiếu của họ rẻ.

Buffett cũng sửa lại nhận định sai lầm là Berkshire sẽ nắm giữ một số cổ phiếu nhất định mãi. Lý do là vì quỹ này vừa bán toàn bộ cổ phần của mình trong siêu thị Wal-Mart trong khi rút lại tuyên bố chống ngành hàng không bằng việc tích lũy lượng cổ phần lớn của Delta AirLines và American Airlines.

Lẽ nào vị tỉ phú đang ra dấu hiệu về một lần rút lui khác?

Nếu thật thì chúng tôi dự đoán sẽ là American Express. Cổ phần của Berkshire trong công ty thẻ tín dụng này hiện nay có trị giá khoảng 12 tỉ đô, trong khi số tiền Buffett bỏ ra để mua trước đó là 1,29 tỉ. Trong tháng này, Charlie Munger, phó chủ tịch 93 tuổi của Berkshire, gần như đã xé toạc AmExkhi nói rằng tương lai của ngành công nghiệp thẻ thanh toán không thể “biết trước được”.

Đây không phải là điều người ta muốn nghe từ một trong những cổ đông chính của AmEx, mà Munger là cánh tay phải của Buffett.

Buffett cũng không nhắc đến ngân hàng Wells Fargo, một thương vụ đầu tư lớn khác từng bị “dính bùn” trong một scandal liên quan đến việc mở những tài khoản trái phép cho khách hàng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.

Chủ tịch kiêm CEO John Stumpf đã rời đi sau đả kích của Thượng nghĩ sỹ Elizabeth Warren và được thay thế bởi Tim Sloan, người mà Buffett cho là một “lựa chọn chính xác”. Hồ sơ mới nhất không cho thấy thay đổi nào trong cổ phần của Berkshire trong ngân hàng này.

Một năm mới, một lá thư mới. Luôn là 1 điều tốt khi nghe được tin từ nhà tiên tri Buffett, nhưng lần này ông khiến chúng ta vẫn muốn nghe thêm.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/la-thu-cua-warren-buffett-khong-tra-loi-dieu-gi--20170227015215353p4c146.news