Lạm dụng thuốc "bổ não" mùa thi

Theo BS Nguyễn Ngọc Quang, Trưởng khoa Tâm thần nữ - BV Tâm thần TP HCM, người uống Amphetamine cảm nhận mình bỗng có một năng lực dồi dào, làm việc say mê, có thiên hướng sáng tạo mạnh mẽ. Lúc đầu tạo cảm giác hưng phấn nhưng thực chất bệnh nhân đã rơi vào rối loạn hưng phấn với tình trạng gia tăng hoạt động.

Và "hậu" dùng thuốc như các nghiên cứu từ nước ngoài đã cho thấy: 66% những người lạm dụng Amphetamine đều có thể rơi phải chứng rối loạn tâm thần: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, rối loạn tư duy. Cứ tới cuối tháng 4, đầu tháng 5, Khoa khám I Bệnh viện (BV) Tâm thần TP HCM lại có dịp tiếp nhận nhiều hơn những bệnh nhân lứa tuổi học sinh, sinh viên (HS-SV) với những bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt. Các xét nghiệm thông thường đều tìm không ra bệnh dù bệnh nhân than đau bụng âm ỉ, đầy hơi, không ăn, không ngủ, đau đầu. Hướng điều trị cho các bệnh nhân (BN) này không phải bằng thuốc mà là các biện pháp tâm lý đặc trị. Mọi sự chỉ trở về bình thường với các HS này khi "gốc" căn bệnh được giải tỏa: đó là tâm lý áp lực nặng nề thi cử. Song phần việc nhiều hơn và nan giải hơn khi gần đây các BS gặp phải những trường hợp phải cho dùng tới thuốc như bệnh người tâm thần thực sự. Trong đó phần nhiều là do sai lầm của cha mẹ khi "bồi bổ não" cho con bằng nhiều loại thuốc. Phiên trực của BS Chuyên khoa I Tô Phương Vũ - Bệnh viện (BV) Tâm thần TP HCM ngày 12/4/2010 tiếp nhận một bệnh nhân nữ tên N.H.T. (HS lớp 12… Trường Marie Curie, quận 3, TP HCM) với những biểu hiện khá bất thường: bứt rứt, bẳn tính và đặc biệt có thái độ cực kỳ khó chịu với chính người mẹ ruột mình. Bà vừa khóc vừa than. H.T là con gái út trong gia đình, 2 anh trai của H.T. đã đậu ĐH, gia đình muốn cô con gái cũng theo ngành như 2 anh. BS Phương Vũ tiếp nhận và điều trị tâm lý cho một HS THCS tại TP HCM. Sau hơn 1 giờ bằng liệu pháp tác động tâm lý, các BS đã tìm ra căn nguyên: HT muốn trở thành sinh viên Trường ĐH Sư phạm nhưng không được ai chia sẻ. Cô bé cảm thấy cô đơn ngay chính ngôi nhà của mình vì không được mẹ cảm thông. Tâm lý nặng nề như một ngọn lửa âm ỉ và ngày càng tăng… Lúc đầu là sự bực tức, nóng giận vô cớ, về sau là những câu nói vô lễ với mẹ và đột ngột có những hành vi em không thể kiểm soát. Ngày 14/4, BS Nguyễn Ngọc Quang - Trưởng khoa Tâm thần nữ - BV Tâm thần TP HCM cho biết, cũng vì lý do ngại đưa con tới BV Tâm thần mà phòng mạch của ông đã từng tiếp nhận một ca khá nặng. Cậu bé tên N.H.A. (HS lớp 12) được mẹ đưa tới trong tình trạng hằng tuần không ăn cơm, hay giật mình ngơ ngác, lo lắng mơ hồ, đêm ngủ có nhiều hành động kỳ quặc: đang nằm bỗng choàng dậy rồi lại nằm xuống. Bà mẹ cho biết, trước đó có la con vì bị điểm xấu. Khoảng 3 ngày trước khi tới BS, con bà đột nhiên lơ đãng, không biết lý do gì. Bà tá hỏa vaầ kinh ngạc hơn khi biết con có mua uống một loại thuốc màu hồng để bổ thần kinh, tăng trí nhớ. Dò hỏi được tiệm thuốc tây bà đã phải dọa tố cáo… chủ nhà thuốc mới "hé miệng" tên thuốc: Amphetamine hàng xách tay từ Mỹ. H.A. đã uống 2 viên và cho biết trong lớp có 5 bạn khác cùng uống thuốc này như mình. Hãy dành cho con trẻ sự thư giãn sau giờ học Từ những PHHS có con gặp phải "vấn đề" cần BS tâm lý trong mùa thi, BS Phạm Văn Trụ - Phó GĐ BV Tâm thần TP nói: Hầu hết các loại thuốc mà PHHS mang tới đều rất quen thuộc với các BS tâm thần như: Tanakan, Nootropil, Galantamine, Aricept… Ông cũng cho hay, không chỉ thông tin về Amphetamine một loại ma túy kích thích thần kinh bị cấm đã và đang tới tay HS được dùng như một loại thuốc bổ thần kinh ôn thi mà gần đây ông còn vô cùng ngạc nhiên khi một loại thuốc gọi là Ritalin (biệt dược là Methylphenidate) đã được các cha mẹ HS tìm mua được để ép con uống trong vài tháng ôn thi. Theo cảnh báo từ các chuyên gia tâm thần kinh thì loại thuốc này chỉ được điều trị cho BN có chứng gia tăng hành vi, rối loạn tập trung chú ý và điều trị hội chứng "ngủ rũ" nhưng phải cực kỳ cẩn trọng. Đây cũng là một dạng của Methamphetamine, một loại ma túy kích thích tổng hợp với tác hại trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn tới tình trạng BN đột tử. Để đồng hành với con trong mùa thi, các PHHS "hãy cho con giấc ngủ đủ, sự thư giãn xen kẽ trong thời gian học". Đó là lời nhắn nhủ mà những chuyên gia tâm thần kinh gửi tới các PHHS trong mùa thi

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2010/4/129284.cand