Làm thế nào để thuyết phục sếp tăng lương?

Thuyết phục sếp tăng lương luôn là vấn đề nhạy cảm, vì thế bạn nên cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định thương lượng với sếp. Trưởng phòng Nhân sự Công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu Việt Nam CareerLink.vn cho rằng thông thường mỗi công ty đều có những quy định, chính sách riêng về việc tăng lương, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp còn mập mờ, thậm chí không có chính sách nâng lương rõ ràng cho nhân viên.

Vì vậy, để thuyết phục sếp tăng lương thành công trong khoảng thời gian làm việc vất vả thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây.

Thông tin việc làm mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM

1.Chọn thời điểm thích hợp để đàm phán

Trước hết, thời điểm phù hợp còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty. Nếu công ty đang phát triển thuận lợi thì đề nghị tăng lương của bạn có khả năng thành công rất cao. Ngược lại, công ty đang gặp rắc rối hoặc trì trệ về doanh thu thì bạn nên xem xét lại yêu cầu của mình. Bạn có thể soạn cho sếp một email trình bày ngắn gọn năng lực, thành tích và những cống hiến của bạn dành cho công ty trong thời gian qua, từ đó nêu lên mong muốn có một cuộc nói chuyện với sếp về lương. Gửi email trước vừa thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp, vừa cho sếp và bạn thời gian suy nghĩ thấu đáo trước khi đàm phán. Trong trường hợp sếp không trả lời email, bạn hãy lựa thời điểm không khí công sở vui vẻ thoải mái để xin phép nói chuyện trực tiếp với sếp về vấn đề này.

Mẹo tránh ‘khô vùng kín’ giúp đời sống vợ chồng thăng hoa

Phát hiện thảo dược "Đặc trị" Đờm, Ho, Hen suyễn, COPD lâu năm

2.Chứng minh thành tích

Trong trường hợp công ty không có chính sách và điều kiện tăng lương cụ thể thì bạn nên trình bày cho cấp trên thấy được những đóng góp và những thành tích nổi bật trong công việc từ trước đến nay. Hãy liệt kê ra và lựa chọn một số thành tích xuất sắc nhất để làm chứng cứ xác thực. Lời khuyên dành cho bạn là không nên thêm bớt hay nói quá dài dòng những cống hiến chung chung, vì có thể điều này sẽ gây phản tác dụng.

3.Giữ bình tĩnh và tự tin

Trong buổi đàm phán tăng lương, bạn cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Sự bình tĩnh không những giúp bạn ứng xử thông minh trước những câu hỏi của sếp mà còn tạo được tác phong chuyên nghiệp. Chính vì thế, bạn hãy luôn giữ thái độ điềm tĩnh, khiêm tốn, tự tin trình bày vấn đề với sếp. Trước đó, bạn nên dành chút thời gian luyện tập ở nhà để trình bày được nhuần nhuyễn và lưu loát hơn. Nếu kết quả không được như mong đợi thì bạn cũng đừng “cả giận mất khôn” hay tỏ ra quá thất vọng, buồn bã. Thay vào đấy, bạn hãy lắng nghe những lí do mà sếp đưa ra để cải thiện bản thân.

4."Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Chuyện lương bổng luôn là vấn đề nhạy cảm và tế nhị, đòi hỏi bạn phải cực kì khéo léo trong đàm phán. Dù bạn cống hiến hết mình cho công ty và việc tăng lương là hoàn toàn xứng đáng đi chăng nữa, nhưng nếu bạn không biết lựa lời phù hợp thì khả năng bị từ chối rất cao. Lời khuyên dành cho bạn là đừng bao giờ "thách thức" cấp trên kiểu "nếu không tăng lương thì sẽ nghỉ việc" hay so sánh với mức lương của đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng những câu mang tính áp đặt như "phải tăng lương cho tôi vì lý do ABC, XYZ". Đây là một cuộc thương lượng quan trọng nên bạn cần dùng lời lẽ nhã nhặn, lịch sự và hết sức khôn khéo.

Việc đàm phán không hề đơn giản ở bất kì hoàn cảnh nào và việc đề nghị nâng lương cũng không phải ngoại lệ. Sự chuẩn bị hợp lý và khéo léo sẽ giúp bạn thương lượng thành công. Chúc các bạn may mắn !

Nhiên Phượng

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-de-thuyet-phuc-sep-tang-luong-n134108.html