Lấn đường ăn cỗ, bao giờ chấm dứt?

Các quy định thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới, việc tang tương đối hoàn thiện và đầy đủ, nhưng trên thực tế, dù biết vi phạm, người dân vẫn ngang nhiên lấn lòng đường, thậm chí đường quốc lộ, dựng rạp, tổ chức tiệc. Trong khi nhà quản lý vẫn lúng túng trong việc xử lý.

Quá nhiều văn bản, thiếu chế tài

Hiện có rất nhiều văn bản quy định việc thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới, tang của cán bộ, công chức, viên chức. Như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Quyết định số 308 ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Cùng hàng chục thông tư, hướng dẫn của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang ở các địa phương…

Nhiều văn bản nhưng thiếu chế tài! Hầu hết tất cả các văn bản trên đều không đề cập đến chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Báo cáo "Đánh giá thực trạng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong cán bộ, công chức, viên chức" mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) nêu rõ : “Dù có nhiều thay đổi tích cực, nhưng việc thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức vẫn có biểu hiện chưa nghiêm túc, chưa gương mẫu; có cán bộ, công chức, viên chức vụ lợi trong việc tổ chức việc cưới, việc tang hoặc phô trương, hình thức, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí…”.

Lấn chiếm lòng đường để dựng rạp, tổ chức tiệc là vi phạm quy định pháp luật. Nhưng do tiền thuê khách sạn quá cao, nên nhiều người vẫn cố tình vi phạm. “Chúng tôi cho linh động được lấn một phần ba lòng đường, nhưng có những đường xương cá nhỏ người ta vẫn lấn cả đường”, đại diện Sở VH-TT-DL Phú Thọ thẳng thắn. Không chỉ lấn đường, bật nhạc loa đài ầm ĩ, nhiều đoàn rước dài hàng km, khoa trương làm tắc cả đoạn đường dài và gây ảnh hưởng đến giao thông.

Cần đưa vào hương ước

Nhiều cán bộ địa phương thừa nhận rằng “rất khó” để xử lý các trường hợp vi phạm. Bởi việc cưới, việc tang đều là việc riêng của mỗi gia đình, cá nhân, liên quan nhiều đến phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương. Do vậy, cán bộ địa phương chủ yếu tuyên truyền, vận động, thuyết phục chứ ít khi dùng các chế tài phạt. Đã có nhiều địa phương đưa các nội dung về thực hiện nếp sống văn hóa vào hương ước, quy ước của các làng, xã, thôn, bản... Dù không phải là văn bản pháp luật nhưng hương ước, quy ước lại đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân.

Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, tỉnh Hải Dương cho biết, cán bộ địa phương vẫn tự mày mò tìm cách vận động người dân. Từ việc tiến hành khảo sát, lấy ý kiến người dân, cán bộ địa phương đã lồng ghép các tiêu chí vào quy ước, hương ước của các làng, các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, dòng họ, từng hộ gia đình ký cam kết vào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Theo bà Phương, cách đây chưa lâu, các đám tang ở Hải Dương còn khá phổ biến các hủ tục như khóc thuê, rải vàng mã, tổ chức ăn uống linh đình. Từ việc khảo sát, lấy ý kiến người dân, cán bộ địa phương đã lồng ghép các tiêu chí vào quy ước, hương ước của các làng, các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, dòng họ, từng hộ gia đình ký cam kết vào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Cụ thể, không cử nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 21 giờ đêm, sử dụng nhạc tang đúng với truyền thống địa phương, tình trạng rải vàng mã trên đường đưa tang hạn chế, bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự công cộng. Các gia đình không tổ chức cỗ bàn, không dùng thuốc lá, rượu bia trong đám tang... Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng các điển hình ở thị trấn Nam Sách (huyện Nam Sách), xã Cổ Thành (huyện Chí Linh), xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện), dự kiến sẽ nhân rộng ra 265 phường, xã toàn tỉnh.

Ngày 31-8, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức tọa đàm lấy ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang. Nhiều đại biểu đều thống nhất phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng tại Chỉ thị là cán bộ, công chức, viên chức, bởi đây là lực lượng nòng cốt, cần làm gương thực hiện nếp sống văn minh để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Quá nhiều văn bản, thiếu chế tài

Hiện có rất nhiều văn bản quy định việc thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới, tang của cán bộ, công chức, viên chức. Như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Quyết định số 308 ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Cùng hàng chục thông tư, hướng dẫn của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang ở các địa phương…

Nhiều văn bản nhưng thiếu chế tài! Hầu hết tất cả các văn bản trên đều không đề cập đến chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Báo cáo "Đánh giá thực trạng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong cán bộ, công chức, viên chức" mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) nêu rõ : “Dù có nhiều thay đổi tích cực, nhưng việc thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức vẫn có biểu hiện chưa nghiêm túc, chưa gương mẫu; có cán bộ, công chức, viên chức vụ lợi trong việc tổ chức việc cưới, việc tang hoặc phô trương, hình thức, vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí…”.

Lấn chiếm lòng đường để dựng rạp, tổ chức tiệc là vi phạm quy định pháp luật. Nhưng do tiền thuê khách sạn quá cao, nên nhiều người vẫn cố tình vi phạm. “Chúng tôi cho linh động được lấn một phần ba lòng đường, nhưng có những đường xương cá nhỏ người ta vẫn lấn cả đường”, đại diện Sở VH-TT-DL Phú Thọ thẳng thắn. Không chỉ lấn đường, bật nhạc loa đài ầm ĩ, nhiều đoàn rước dài hàng km, khoa trương làm tắc cả đoạn đường dài và gây ảnh hưởng đến giao thông.

Cần đưa vào hương ước

Nhiều cán bộ địa phương thừa nhận rằng “rất khó” để xử lý các trường hợp vi phạm. Bởi việc cưới, việc tang đều là việc riêng của mỗi gia đình, cá nhân, liên quan nhiều đến phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương. Do vậy, cán bộ địa phương chủ yếu tuyên truyền, vận động, thuyết phục chứ ít khi dùng các chế tài phạt. Đã có nhiều địa phương đưa các nội dung về thực hiện nếp sống văn hóa vào hương ước, quy ước của các làng, xã, thôn, bản... Dù không phải là văn bản pháp luật nhưng hương ước, quy ước lại đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân.

Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, tỉnh Hải Dương cho biết, cán bộ địa phương vẫn tự mày mò tìm cách vận động người dân. Từ việc tiến hành khảo sát, lấy ý kiến người dân, cán bộ địa phương đã lồng ghép các tiêu chí vào quy ước, hương ước của các làng, các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, dòng họ, từng hộ gia đình ký cam kết vào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Theo bà Phương, cách đây chưa lâu, các đám tang ở Hải Dương còn khá phổ biến các hủ tục như khóc thuê, rải vàng mã, tổ chức ăn uống linh đình. Từ việc khảo sát, lấy ý kiến người dân, cán bộ địa phương đã lồng ghép các tiêu chí vào quy ước, hương ước của các làng, các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, dòng họ, từng hộ gia đình ký cam kết vào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Cụ thể, không cử nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 21 giờ đêm, sử dụng nhạc tang đúng với truyền thống địa phương, tình trạng rải vàng mã trên đường đưa tang hạn chế, bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự công cộng. Các gia đình không tổ chức cỗ bàn, không dùng thuốc lá, rượu bia trong đám tang... Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng các điển hình ở thị trấn Nam Sách (huyện Nam Sách), xã Cổ Thành (huyện Chí Linh), xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện), dự kiến sẽ nhân rộng ra 265 phường, xã toàn tỉnh.

Ngày 31-8, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức tọa đàm lấy ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang. Nhiều đại biểu đều thống nhất phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng tại Chỉ thị là cán bộ, công chức, viên chức, bởi đây là lực lượng nòng cốt, cần làm gương thực hiện nếp sống văn minh để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-vande/item/34014002-lan-duong-an-co-bao-gio-cham-dut.html