Lãnh địa của Roy Mata không phải lúc nào cũng có sự sống

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lãnh địa của Roy Mata là Di sản văn hóa thế giới năm 2008.

Lãnh địa của Roy Mata, Vanuatu

Roy Mata hay Roi Mata là một vị vua của Melanesia thế kỷ thứ 17, khu vực ngày nay là Cộng hòa Vanuatu. Cộng hòa Vanuatu là một đảo quốc gồm một nhóm các quần đảo nằm tại tây nam Thái Bình Dương.

Nhà khảo cổ người Pháp có tên là Jose Garranger đã phát hiện ra các di chỉ khảo cổ về Roy Mata vào năm 1967 trong một lần thăm quan, nghiên cứu khu vực. Đây là di sản thế giới đâu tiên và đến nay vẫn là duy nhất của Cộng hòa Vanuatu được Unesco công nhận.

Cộng hòa Vanuatu là một đảo quốc gồm một nhóm các quần đảo nằm tại tây nam Thái Bình Dương.

Jose Garranger đã xác định dược vị trí ngôi của Roy Mata trên đảo Artok bằng cách phân tích các dữ liệu của người dân trong vùng có được kết hợp với phân tích văn hóa bản địa. Theo truyền thuyết ở đây thì khi Roy Mata chinh phục vùng đất này, mục đích của ông là đoàn kết các bộ lạc đơn lẻ vào với nhau để tạo thành một công đồng phát triển bền vững. Sau khi thành công và dựng nên một triều đại, vua Roy Mata đã điều hành để triều đại của mình sống trong hòa bình thịnh vượng. Đáng tiếc là vua Roy Mata bị chính em trai mình đầu độc, nhưng thi thể của ông lại không được chôn tại quê hương vì kẻ đầu độc ông sợ dân chúng sẽ nổi lên làm loạn và mất tinh thần. Từ khi ông bị đầu độc và chết cho đến nay, cái tên Roy Mata trở thành tên cấm và không có ai được đặt tên đó.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật và bằng chứng sống động về một thời đại hoàng kim của Roy Mata.

Năm 2008, ba di chỉ khảo cổ có liên quan đến Roy Mata được phát hiện trên đảo Efate, Lelepa và Artok. Cả 3 di chỉ này đều gắn liền với cuộc sống và cái chết của người đứng đầu triều đại Roy Mata vì thế có giá trị vô cùng to lớn.

Tại các di chỉ khảo cổ này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật và bằng chứng sống động về một thời đại hoàng kim của Roy Mata. Ngoài ra, những di chỉ này có phản ảnh sự phát triển của xã hội trong khu vực thời bấy giờ.

Theo kết quả nghiên cứu thì nơi định cư sớm nhất được tìm thấy qua các bằng chứng khảo cổ là sự định cư trên đảo Efate.

Tại đây một số mảnh gốm có niên đại hơn 3000 tuổi đã được tìm thấy. Điều đó minh chứng cho sự sống tại khu vực cách đây đã hơn 3000 năm. Kể từ khi được hình thành cho đến nay, đảo quốc này không phải lúc nào cũng có sự sống. Năm 1452, một núi lửa có tên Kuwae tại đảo Shepherd – một hòn đảo lớn thuộc quốc đảo Vanuatu đã hoạt động làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Những cư dân này đã phải di cư sang một hòn đảo khác để sống trong một thời gian dài.

Vào những năm 1600, cuộc nội chiến được gọi là chiến tranh Efate đã nổ ra và một cuộc di cư lớn từ Efate đến đảo Shepherd đã diễn ra. Hòn đảo bị núi lửa phun trào làm tổn hai nghiêm trọng năm 1452, lúc này mới bắt đầu có lại sự sống của con người.

Người Châu Âu bắt đầu tới đảo quốc này vào những năm 1840 và chỉ 20 năm sau đó đã có nhiều khu định cư của người Châu Âu tại đây.

Những người dân sinh sống quanh khu vực Di chỉ khảo cổ

Năm 1870, hòn đảo bắt đầu có các hoạt động du lịch. Vào khoảng năm 1900, dịch bệnh đã giết chết một số lượng lớn dân cư trên đảo quốc này. Đến tận năm 1967, khu di chỉ của Roy Mata mới được tim thấy và tiến hành khai quật, nghiên cứu.

Lãnh địa của Roy Mata được Unesco công nhận theo tiêu chí (iii), (v),(vi)

Tiêu chí (iii): Lãnh địa của Roy Mata là một cảnh quan văn hóa phản ánh được lịch sử và sự phát triên của một triều đại.

Tiêu chí (v): Lãnh địa của Roy Mata còn là một ví dụ nổi bật về sự phát triển của một khu vực tại Thái Bình Dương.

Tiêu chí (vi): Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của triều đại do Roy Mata gây dựng nên.

Theo disanthegioi

?

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/lanh-dia-cua-roy-mata-khong-phai-luc-nao-cung-co-su-song-post207304.info