Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ

Lão nông Trần Văn Cao, ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã dành nhiều năm sưu tầm gần 1.000 bức ảnh về Bác. Tất cả bức ảnh được ông lưu giữ và trưng bày ở vị trí trang trọng trong phòng lưu niệm của gia đình.

Cách Hà Nội hơn 20 km, có một căn phòng nhỏ lưu giữ gần 1.000 bức ảnh về Bác, có tên gọi “Phòng lưu niệm ảnh Bác Hồ” của lão nông Trần Văn Cao (89 tuổi).

Đến “Phòng lưu niệm Bác Hồ” tại căn nhà của ông, ai cũng ngỡ ngàng vì số lượng ảnh và hơn hết là sự tôn kính, tình yêu mà lão nông Trần Văn Cao dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến “Phòng lưu niệm Bác Hồ” tại căn nhà của ông, ai cũng ngỡ ngàng vì số lượng ảnh và hơn hết là sự tôn kính, tình yêu mà lão nông Trần Văn Cao dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gần 1.000 bức ảnh về Bác được ông Cao đóng khung, treo tường một cách tỉ mỉ.

Gần 1.000 bức ảnh về Bác được ông Cao đóng khung, treo tường một cách tỉ mỉ.

Những bức ảnh được bài trí theo từng chủ đề, tạo thành một câu chuyện kể hoàn chỉnh. Phần một là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược.

Những bức ảnh được bài trí theo từng chủ đề, tạo thành một câu chuyện kể hoàn chỉnh. Phần một là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược.

Nhiều hình ảnh về những năm 1930, khi Bác thành lập Đảng; năm 1941, chiến tranh thế giới diễn ra, Bác về Việt Bắc xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng toàn quốc kháng chiến.

Nhiều hình ảnh về những năm 1930, khi Bác thành lập Đảng; năm 1941, chiến tranh thế giới diễn ra, Bác về Việt Bắc xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng toàn quốc kháng chiến.

Phần hai là nội dung miền Bắc độc lập tự do và kháng chiến chống Mỹ.

Phần hai là nội dung miền Bắc độc lập tự do và kháng chiến chống Mỹ.

Phần ba là hình ảnh minh họa về việc cả nước học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phần ba là hình ảnh minh họa về việc cả nước học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiều năm trôi qua, ông Cao lưu giữ những bức ảnh như những kỷ vật quý giá.

Nhiều năm trôi qua, ông Cao lưu giữ những bức ảnh như những kỷ vật quý giá.

"Có những bức ảnh tôi xin được, có bức ảnh thì chụp lại, cắt ở báo chí… tất cả đều là chính thống. Đi đâu tôi cũng để tâm xem ai có ảnh của Bác mà ảnh đó tôi chưa có là xin ngay", ông Cao chia sẻ.

"Có những bức ảnh tôi xin được, có bức ảnh thì chụp lại, cắt ở báo chí… tất cả đều là chính thống. Đi đâu tôi cũng để tâm xem ai có ảnh của Bác mà ảnh đó tôi chưa có là xin ngay", ông Cao chia sẻ.

Mỗi khi có khách đến thăm quan, ông Cao say sưa kể từng câu chuyện về Bác gắn liền với các bức ảnh.

Mỗi khi có khách đến thăm quan, ông Cao say sưa kể từng câu chuyện về Bác gắn liền với các bức ảnh.

Xây dựng căn phòng này, ông Cao mong muốn giáo dục truyền thống cho con cháu, các em học sinh, lan tỏa tình yêu và tinh thần học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xây dựng căn phòng này, ông Cao mong muốn giáo dục truyền thống cho con cháu, các em học sinh, lan tỏa tình yêu và tinh thần học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/lao-nong-nhieu-nam-suu-tap-nhung-buc-anh-quy-gia-ve-bac-ho-20240518045758076.htm