Lập đường dây nóng xử lý khiếu nại dầu ăn bẩn

(VTC News) - Tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Cục Thực phẩm và thuốc Trung Quốc đã thiết lập một đường dây nóng để xử lý khiếu nại của công dân vào ngày thứ Bảy, về việc sử dụng dầu tái chế của các nhà hàng.

» Phát hiện nhiều nhà hàng "gieo mầm" ung thư cho khách » Kinh hoàng mục sở thị dùng dầu, mỡ “bẩn” để chế biến thức ăn » Dùng dầu ăn không đúng cách có thể gây bệnh ung thư An toàn thực phẩm lại trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, sau khi một số nhà hàng ở Trung Quốc đã sử dụng dầu tái chế để nấu các món ăn bán cho khách hàng. Các chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết, lợi nhuận khổng lồ cùng với việc giám sát cũng như xử lý những trường hợp sử dụng dầu ăn bẩn gặp khó khăn là những lý do chính khiến loại dầu này vẫn được sử dụng Ông Hoàng Phương Hồng, Phó Giám đốc của Viện Nghiên Cứu Cây lấy dầu (Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc) nói với tờ Global Times rằng: Sau bảy năm nghiên cứu lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu của ông đã kết luận, việc sử dụng dầu tái chế lan tràn ở một số vùng, đặc biệt nơi có công nhân nhập cư và sinh viên là khách hàng chính của các quán ăn. Ông nói thêm: "Việc sử dụng dầu ăn tái chế sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, bởi vì nó chứa các kim loại nặng hoặc aflatoxins, một chất có độc tính cao có thể gây ra ung thư”. Theo ông Hoàng , không xác định được số lượng dầu tái chế được làm ra ở Trung Quốc mỗi năm và rất khó khăn để đưa ra số liệu cụ thể. Trước đó, ông Dongping, một giáo sư dinh dưỡng ở trường Đại học Bách Khoa Vũ Hán cũng đã cho biết: "Trung Quốc tiêu thụ khoảng 22,5 triệu tấn dầu ăn mỗi năm, có nghĩa là cứ 10 bữa ăn thì có 1 bữa được nấu với dầu ăn bất hợp pháp”. Tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Cục Thực phẩm và thuốc Trung Quốc đã thiết lập một đường dây nóng để xử lý khiếu nại của công dân vào ngày thứ Bảy, về việc sử dụng dầu tái chế của nhà hàng. Một người trực đường dây nóng nói với tờ Global Times rằng: Đường dây đã thu hút rất đông người gọi tới kể từ khi bắt đầu hoạt động. Các cuộc gọi của người dân tập trung báo cáo về những người có liên quan đến việc tái chế dầu bất hợp pháp hoặc các nhà hàng sử dụng loại dầu độc hại này... Ông Chen Debin, Tổng Giám đốc của NZBM: "Nhiều nhà máy tái chế có trụ sở ở các vùng ngoại ô”. NZBM là chuỗi cửa hàng ăn nhanh gồm 10 nhà hàng có tiếng tại Bắc Kinh. Ông Chen khẳng định việc nhà hàng của ông không tái chế dầu ăn. Tình trạng dầu tái chế xuất hiện các nhà hàng nhỏ, nhà hàng không có giấy phép hoặc quán ăn bên lề đường. Tờ Global Times dẫn lời James Jia, một sinh viên tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc kể về việc, cậu thấy một toa xe thu gom rác tại cửa sau của căn tin trường Nông nghiệp đang bơm cái gì đó từ ống dẫn nước vào 8 giờ tối hằng ngày. James nói: "Họ không bao giờ làm việc đó vào ban ngày. Tôi không biết những gì họ làm với các chất họ bơm từ ống dẫn". Nguyên nhân thiếu kiểm tra là một lý do khiến cho dầu bẩn vẫn tiếp tục đổ vào thị trường. Anh Chen nói thêm: "Việc chế biến và kinh doanh được giám sát bởi ngành Công nghiệp và Thương mại. Khi dầu tới các bàn ăn, nó lại thuộc quyển kiểm tra của Bộ Y tế. Hiện, không có cơ quan cụ thể theo dõi toàn bộ quá trình”. Còn ông Hoàng kêu gọi mọi người không mua và sử dụng dầu giá rẻ hoặc dầu trộn lẫn và dầu không có nguồn rõ ràng Thứ Năm tuần trước, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm quốc gia Trung Quốc kêu gọi tất cả chính quyền các cấp, kiểm tra để phạt các nhà sản xuất dầu bẩn và những nhà hàng mua dầu có nguồn gốc không rõ ràng. Thông báo đăng trên website của cục này chỉ rõ: "Nếu người cung cấp thực phẩm sử dụng dầu ăn có nguồn không rõ ràng hay nếu mua dầu ăn tái chế, thì ngay lập tức bị dừng hoạt động và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” Ủy ban chất lượng dầu và ngũ cốc Trung Quốc đang nỗ lực để soạn thảo các quy định và tiêu chuẩn kiểm tra và quản lý dầu tái chế từ chất thải. » Phát hiện nhiều nhà hàng "gieo mầm" ung thư cho khách » Kinh hoàng mục sở thị dùng dầu, mỡ “bẩn” để chế biến thức ăn » Dùng dầu ăn không đúng cách có thể gây bệnh ung thư Thành Công (theo Thời báo Toàn Cầu và Nhật báo Thượng Hải) Bạn có nhận xét gì về nội dung được đưa ra trong bài viết hay đã bao giờ chứng kiến các quán ăn, nhà hàng hoặc biết nơi sản xuất ra sản phẩm mỡ bẩn gây độc hại đến sức khỏe và tính mạng của NTD. Hãy gửi ý kiến phản hồi cho chúng tôi vào ô thảo luận phía dưới. Trân trọng cám ơn!

Nguồn VTC: http://vtc.vn/bvntd/156-242666/the-gioi-tieu-dung/lap-duong-day-nong-xu-ly-khieu-nai-dau-an-ban.htm