Lịch sử ngành nước giải khát: Xu hướng trở về với tự nhiên

Lịch sử ngành nước giải khát cho thấy ngay từ xa xưa người Việt thường sử dụng thức uống từ nguyên liệu tự nhiên, cho đến cuối thế kỷ 20 mới bắt đầu làm quen với sản phẩm pha chế công nghiệp chứa chất bảo quản. Hơn 100 năm sau, khi công nghệ phát triển tới đỉnh điểm, người Việt lại quay về với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe.

Muôn kiểu giải khát xưa

Những năm đầu thế kỷ 20, ở đất Bắc, người ta giải khát bằng thứ chè nụ vối ủ lâu năm hoặc chè tươi nấu với nõn lá bàng xanh được bán rong trong ấm đất nung bọc vỏ bao tải cho nóng.

Vào mùa hè, nhiều người lại thường giải khát bằng thứ nước mưa dân dã mát lạnh được chứa trong các chum, bể để lâu ngày cho lắng cặn. Ở Sài Gòn, lúc này người dân đã có cách giải khát “hiện đại” hơn với những bịch nước trái cây đủ màu được vắt bằng tay, chứa trong túi nilon treo trên các xe đẩy khắp phố phường.

Xe bán nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon

(Nguồn: Nguyệt Nguyễn/TTT)

Ngư dân đi biển lại có cách giải khát kỳ lạ hơn, họ đun nước pha bằng gạo rang hoặc nước cháo loãng, những người thợ lặn lại thường “giải khát” bằng một ngụm nước mắm trước khi ngâm mình dưới nước sâu.

Đến giữa những năm 50, nước giải khát trong các hàng quán Hà Nội vẫn còn rất sơ sài với chanh, cam, chè đỗ đen, về sau có loại nước sang trọng hơn gọi là si rô. Đây là nước đường cô đặc trộn thêm hương vị các loại quả và pha thêm nước lọc mỗi khi uống.

Ở Sài Gòn, những loại nước giải khát đóng chai đã bắt đầu xuất hiện theo chân người Pháp vào Việt Nam, tuy nhiên, loại nước giải khát chính cho người dân vẫn là nước mía, rau má và các bịch nilon đựng nước trái cây đủ màu.

Sang trọng hơn, có thể kể đến cà phê được pha bằng vợt hay những chai Xá xị Chương Dương nổi danh khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Suốt gần 1 thế kỷ, dù thói quen giải khát tại hai miền khác nhau, nhưng đều có chung một điểm là các loại thức uống đều được pha chế thủ công, theo “bí quyết” riêng của người bán. Sự hỗ trợ của công nghệ lúc này mới chỉ có máy xay, máy nước ép và tự “đóng gói” trong các bịch nilon.

Hưng thịnh nhờ phát huy truyền thống

Hơn chục năm sau khi đất nước mở cửa, kinh tế và công nghệ phát triển kéo theo sự thay đổi chóng mặt của ngành nước giải khát Việt với sự ra đời của hàng trăm sản phẩm đủ chủng loại.

Những ai hoài cổ vẫn có thể sử dụng nước vối, trà xanh tự nấu nhưng bên cạnh đó trà xanh đóng chai, trà thảo mộc đã phủ khắp mọi hàng quán trên đất nước. Các loại nước ngọt có gas, không gas, nước tăng lực thay nhau chiếm lĩnh thị trường theo từng giai đoạn.

Lý giải về việc luôn có sự thay thế giữa các dòng sản phẩm trên thị trường, bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát cho biết: “Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các doanh nghiệp phải sáng tạo hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Việc tạo ra sản phẩm mới là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt này”.

Những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà thảo mộc Dr Thanh được người tiêu dùng rất yêu chuộng hiện nay.

Báo cáo của các công ty phân tích thị trường cho thấy, xu thế sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe được ưa chuộng là điều tất yếu bởi người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe, do đó, sản phẩm không chỉ ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn phải hỗ trợ tối đa cho sức khỏe người dùng.

Ngay khi Tân Hiệp Phát khai phá ra thị trường ngách là các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, hàng loạt doanh nghiệp đã phải thay đổi chiến lược để đi theo phân khúc này bởi sức ép từ thành công cực lớn của Tân Hiệp Phát và nhu cầu không ngừng tăng lên của người tiêu dùng.

Trong cuộc chiến gay gắt giành thị phần này, Tân Hiệp Phát vẫn tạo nên dấu ấn riêng với các dòng sản phẩm đặc trưng của mình như Trà xanh Không độ, Trà thảo mộc Dr Thanh. Theo các nhà phân tích thị trường, điểm mạnh nhất của họ đến từ nguyên liệu, công nghệ và quy trình kiểm soát chất lượng.

Nguồn nguyên liệu tự nhiên được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ Aseptic giúp các sản phẩm của Tân Hiệp Phát giữ được gần như toàn bộ các chất dinh dưỡng. Hệ thống chiết lạnh vô trùng giúp các dưỡng chất không bị phân hóa bởi nhiệt độ cao như chiết nóng đồng thời giúp sản phẩm của họ không cần chất bảo quản, không màu nhân tạo, không chì.

Có thể thấy, với xu thế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và sự hỗ trợ tối đa từ công nghệ hiện đại như Aseptic, người tiêu dùng sẽ sớm có cơ hội tiếp tục được trải nghiệm những thức uống có lợi cho sức khỏe, không chất bảo quản, lưu giữ lâu hơn mà bài học về Trà thảo mộc Dr Thanh xuất hiện trong sự hồ hởi của người tiêu dùng và ngỡ ngàng của các doanh nghiệp trong ngành là một ví dụ.

“Có thể tới một lúc nào đó, thị trường sẽ lại lên cơn sốt với các sản phẩm như nước vối đóng chai, nước rau củ đóng chai, hoàn toàn sạch tự nhiên, không chất bảo quản”, bà Phương nhấn mạnh.

Nhìn lại lịch sử 100 năm qua để thấy ngành nước giải khát đã thay đổi chóng mặt. Nước chè tươi truyền thống đã nhanh chóng phủ khắp đất nước khi được đóng chai. Thị trường từ sản xuất thủ công, manh mún đã được thay thế bằng công nghệ Aseptic trị giá vài chục triệu đô la, tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

PV

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/tu-van-tieu-dung/lich-su-nganh-nuoc-giai-khat-xu-huong-tro-ve-voi-tu-nhien-a161186.html