Lộ điểm yếu chí tử của tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ

(Quốc phòng) - Tàu sân bay Vikramaditya không được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần cũng như không có một hệ thống tên lửa phòng không tầm xa nào, chí ít là đến năm 2016.

Tàu sân bay INS Vikramaditya

Việc chậm trễ bàn giao tàu sân bay Vikramaditya quá nhiều cho Hải quân Ấn Độ vào tháng 12 tới có thể dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công từ trên không bởi tàu sân bay này sẽ hoạt động mà không được trang bị hệ thống tên lửa phòng không trong vài tháng tới, thậm chí là vài năm nữa cũng chưa được trang bị, một quan chức cấp cao của Hải quân Ấn Độ xác nhận hôm 3/8.

Tàu sân bay Vikramaditya hiện đang trải quan giai đoạn thử nghiệm cuối cùng ở Nga và sẽ không được trang bị một hệ thống tên lửa phòng không nào. Khi nó bắt đầu gia nhập vào Hải quân Ấn Độ trong tháng 12 tới, Vikramaditya sẽ chỉ được trang bị thêm một hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS) sau khi tiếp tục được nâng cấp thêm ở nhà máy đóng tàu Ấn Độ, điều này đã được Phó Tư lệnh Hải quân, Đô đốc R K Dhowan xác nhận.

Một hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần (CIWS) là rất cần thiết ở trên khoang tàu sân bay rộng lớn này để bảo vệ con tàu chống lại các tên lửa cũng như máy bay chiến đấu của đối phương bay đến tấn công nó. Tuy nhiên, có một sự thiết hụt về CIWS ở Ấn Độ khi mà việc mua giấy phép sản xuất hệ thống pháo phòng thủ tầm gần AK-630 của Nga mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Trong khi đó Hải quân Ấn Độ cũng chưa xác định rõ khi nào CIWS sẽ được lắp đặt trên boong tàu Vikramaditya. Phó Tư lệnh hải quân thì nói rằng việc tích hợp CIWS lên tàu sân bay Vikramaditya được lên kế hoạch cho lần sửa chữa nhỏ đầu tiên của nó nhưng ngày đó có lẽ còn rất xa.

Pháo AK-630

Một báo cáo kiểm tra nội bộ trong năm 2009 của Hải quân Ấn Độ nói rằng, CIWS sẽ chỉ có thể bắt đầu trang bị vào năm 2017 và do vậy, từ nay đến đó còn 4 năm nữa, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ không có khả năng kháng cự với các mục tiêu từ trên không.

Thậm chí đáng lo ngại hơn, Vikramaditya sẽ không có một hệ thống phòng thủ tên lửa hạm - đối - không trên khoang để bảo vệ con tàu từ xa. Vũ khí bảo vệ cho tàu chiến này đã được lên kế hoạch là hệ thống tên lửa hạm - đối - không tầm xa (LRSAM) - một sản phẩm hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Isreal.

Tuy vậy, dự án này cũng phải đối mặt với khả năng chậm trễ khó lường và nó chỉ có thể được lắp đặt trên khoang tàu Vikramaditya sớm nhất là vào năm 2016.

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201308/lo-diem-yeu-chi-tu-cua-tau-san-bay-vikramaditya-an-do-2218033/