Lo ngại khủng hoảng nhà đất và tín dụng, chứng khoán giảm trên quy mô lớn

Sáng qua (5/9), chứng khoán Hoa Kì đã giảm lần đầu tiên kể từ ba ngày giao dịch trở lại đây sau khi có những thông tin chính xác về thị trường bất động sản. Theo đó, một số bản báo cáo đã chỉ ra tình trạng suy thoái ngày càng nặng hơn ở thị trường này dẫn đến chi phí vay mượn của các doanh nghiệp lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.

small_3481.jpg Bản báo cáo của Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản Hoa Kì cho thấy số hợp đồng mua bán những ngôi nhà đã qua sử dụng giảm 12,2% - con số này vượt xa ước tính trước đó của các nhà kinh tế trong một bản điều tra của Bloomberg (2,2%); đồng thời nó đã thiết lập một kỉ lục mới kể từ năm 2001. Một số bản báo cáo khác cho biết doanh số bất động sản giảm mạnh và số lượng việc làm các công ty của ngành này tạo ra trong tháng Tám xuống đến mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, chỉ đạt khoảng 48% dự tính. Chỉ số S&P 500 mất 17,13 điểm tương đương 1,2% xuống còn 1427,29 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,1% hay 143,39 điểm xuống 13305,47 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq đạt 2605,95 điểm, giảm 24,29 điểm tương đương 0,9%. Lợi nhuận thị trường thu được trong ngày giao dịch trước đó bị “xóa sổ” hoàn toàn. Chỉ số Russell 2000 bao gồm cổ phiếu của các công ty có giá trị thị trường trung bình là 648 triệu đôla, giảm 1,3% xuống còn 790,46 điểm. Chỉ số Dow Jones Whilshire 5000 – chỉ số rộng nhất của Hoa Kì – giảm 1,1% xuống còn 14846,39 điểm. Sự sụt giảm này khiến tổng giá trị chứng khoán trên thị trường giảm 201,1 tỉ đô. Robert Morgan, phó giám đốc công ty Janney Montomery Scott ở Philadelphia không mấy lạc quan: “Ngày hôm nay bị nhấn chìm trong cơn mưa những thông tin tiêu cực. Tất cả mọi người đều đang cố rũ bỏ những gì có liên quan đến hoạt động thế chấp. Điều đó quả là có ý nghĩa lớn trong việc kéo thị trường trượt dốc”. Cổ phiếu rớt giá, trái phiếu lại trở thành cứu cánh cho các nhà đầu tư. Trái phiếu kho bạc kì hạn 10 năm tăng giá đồng nghĩa với việc tỉ suất lợi nhuận của loại chứng khoán này giảm 8 điểm tương đương 0,08% xuống còn 4,47% - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Trên sàn giao dịch New York, trung bình cứ một cổ phiếu lên giá thì có đến bốn cổ phiếu mất giá. Khoảng 1,4 tỉ cổ phiếu được trao đổi trên thị trường, giảm 19% so với mức trung bình hàng ngày của 3 tháng trước. Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng lần đầu tiên sụt giảm trong tuần này sau khi Liên Ngân hàng London thông báo tăng lãi suất đôla kì hạn 3 tháng của thị trường liên ngân hàng lên 5,72% - mức cao nhất kể từ tháng 1/2001. Các mức lãi suất ngắn hạn khác đều tăng. Ngân hàng Trung ương Anh đáp lại động thái này với việc bơm thêm tiền mặt cho các tổ chức tài chính. Ngân hàng trung ương Châu Âu cho biết họ cũng sẽ có phản ứng tương tư nhằm chấm dứt sự trì trệ trên thị trường tín dụng hiện nay. Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của Châu Âu giảm 18,% tương đương 372,66 điểm. Cổ phiếu của cả 18 nhóm ngành của chỉ số này đều giảm giá. Các chỉ số chứng khoán quốc gia cũng giảm ở cả 18 nước Tây Âu, ngoại trừ Nauy. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,7%; trong khi chỉ số CAC của Pháp giảm mạnh hơn với 2,1%. Chỉ số FTSE 100 và Stoxx 50 của Anh đều giảm 1,7%. Cuối cùng, chỉ số Euro Stoxx 50 – thước đo chung cho các nước dùng đồng Euro – giảm 2,1%. Tương tự như Hoa Kì, thị trường chứng khoán Canada cũng lần đầu tiên mất điểm sau 3 ngày liên tục tăng. Tình trạng này xảy ra sau khi ngân hàng trung ương bày tỏ sự lo ngại việc thiếu hụt tín dụng trên thị trường quốc tế có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Ngân hàng này hôm nay quyết định giữ nguyên mức lãi suất, đồng thời nhận định những vấn đề bất cập trong thị truờng tín dụng hiện nay sẽ đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Chỉ số công nghệ S&P/TSX đã giảm 0,5% tương đương 71,95 điểm xuống còn 13683,28 điểm. Chỉ số cổ phiếu của nhóm ngành công nghệ giảm 1,9% và con số này ở nhóm ngành nguyên vật liệu thô, sơ chế là 0,7%. Alejandro Velasco, người chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư lên đến 530 triệu đô của công ty Banca Privada D'Andorra cho biết bà đang rất “bi quan về viễn cảnh của thị trường chứng khoán và chắc chắn bây giờ không phải là thời điểm để mua vào”. Tuy nhiên điều khiến Velasco cũng như nhiều nhà đầu tư lo ngai nhất là những vấn đề còn chưa được tiết lộ trong thị trường tín dụng. Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, thị trường Châu Á cũng chứng kiến một ngày ảm đạm. “Sự trượt dốc của chứng khoán Hoa Kì và việc đồng Yên lên giá đã tác động xấu đến thị trường Nhật Bản, vốn đã đang rất bất ổn do sự vắng bóng những nhà đầu tư dài hạn”, theo nhận xét của Mitsushige Akino – người quản lý khoản đầu tư 468 triệu đô của Công ty Quản lý Đầu tư Ichiyoshi ở Tokyo. Chỉ số Nikkei 225 giảm 180,19 hay 1,1% xuống còn 15978,26 điểm. Chỉ số Topix cũng giảm 24,86 điểm (1,6%) xuống còn 1544,61 điểm. Những cổ phiếu có triển vọng nhất trong thời gian qua của ngành điện tử viễn thông và chế tạo ôtô lại đóng góp đến 20% sự sụt giảm này của chỉ số Topix. Chỉ số Nikkei của những chứng khoán phái sinh đáo hạn trong tháng chín này cũng giảm 1,2% xuống còn 16000 điểm ở Osaka và 1,4% xuống cùng số điểm đó ở Singapo. Các thị trường Châu Á cũng lâm vào tình trạng tương tự. Ở Úc, chỉ số S&P ASX/200 giảm 0,6%. Chỉ số của các loại chứng khoán phái sinh giảm 0,8% xuống còn 6203 điểm. Chỉ số All Ordinaries với số lượng cổ phiếu thành phần nhiều hơn cũng giảm 0,9% xuống 6219,50 điểm. Ở New Zealand, chỉ số NZX 50 giảm 0,7%. Còn ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 9,85 điểm tương đương 0,5% xuống 1855,74 điểm lúc 9:26 sáng nay (theo giờ Seoul). Kosdaq chỉ còn 769,71 điểm, mất 3,83 điểm hay 0,5%.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29131-lo-ngai-khung-hoang-nha-dat-va-tin-dung-chung-khoan-giam-tren-quy-mo-lon