Lũ lớn làm sập cầu đến khu du lịch Vĩnh Hy

Một chiếc cầu đến khu du lịch Vĩnh Hy đã bị nước lũ làm sập, nhưng rất may không có thiệt hại về người.

Tiền phong đưa tin, rạng sáng ngày 6/12, một nhịp ở đầu phía Nam cầu Vĩnh Hy (Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) đã bị nước lũ làm sập, khiến khoảng 100 du khách trong nước và quốc tế phải hủy bỏ chuyến đi tới khu du lịch vịnh Vĩnh Hy.

Cầu Vĩnh Hy có 10 nhịp, dài khoảng 100m, rộng 2,5m, ở trên tuyến đường bộ duy nhất nối thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, (Ninh Thuận) với khu du lịch vịnh Vĩnh Hy, một thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Thuận.

Nhịp cầu đầu tiên ở phía Nam cầu Vĩnh Hy bị sập.

Thông tin trên SGGP, trong mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, đặc biệt là mưa ở vùng núi khiến nước ở thượng nguồn đổ về đồng bằng rất nhanh với lưu lượng lớn.

Ông Nguyễn Văn Chương, Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Hy cho biết: Cầu Vĩnh Hy nối liền bờ nam (Ấp Nam) và bắc (Ấp Bắc) thôn Vĩnh Hy, trong đêm (ngày 5-12) do mưa lớn kéo dài liên tục khiến nước từ thượng nguồn vườn quốc gia Núi Chúa đổ về suối Lồ Ồ khiến cầu bị sập. Hàng chục khối đất, đá, bê tông sụp xuống lòng suối.

Việc một nhịp cầu Vĩnh Hy bị sập không gây thiệt hại về người và phương tiện giao thông, nhưng khiến khoảng 60 khách quốc tế, 40 khách trong nước không thể đến được khu du lịch Vĩnh Hy.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với địa phương, khẩn trương khắc phục sự cố.

Điều 280 Bộ luật hình sự quy định:

"1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng".

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/lu-lon-lam-sap-cau-den-khu-du-lich-vinh-hy-a173044.html