Lúa mùa nổi bên bờ vực “đứt” giống

Do nước lũ năm nay ở mức thấp so với sinh thái tự nhiên cũng như làm gia tăng điều kiện cho chuột cắn phá nên lúa màu nổi bị thiệt hại nặng và đứng trước nguy cơ bị "đứt" giống cho vụ gieo trồng mùa sau.

Ở An Giang, lúa mùa nổi được khoanh vùng bảo tồn.

Hiện toàn vùng ĐBSCL gieo trồng khoảng 160ha lúa mùa nổi (floating rice) tập trung chủ yếu tại hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Tuy nhiên nhiều diện tích lúa mùa nổi đang đứng trước nguy cơ mất trắng. Nguyên nhân là do mực nước lũ năm nay thấp kỷ lục, (dưới mức báo động 1 cả mét) không phù hợp với sinh thái loại cây trồng chịu ngập sâu nên cây lúa phát triển èo uột.

Clip lúa mùa nổi mắc cạn:

Mặt khác, việc nước lũ không làm ngập nhiều diện tích gieo trồng, đã tạo điều kiện và cơ hội cho chuột cắn phá…. ruộng lúa. Dù áp dụng nhiều biện pháp diệt chuột, giữ nước, người trồng đang giữ được khoảng 5 ha lúa mùa nổi, nhưng khả năng trổ bông và cho hạt vẫn đang là dấu hỏi. Với năng suất bình quân 1-1,2 tấn/ha, nguy cơ thiếu hụt, thậm chí là “đứt” giống cho vụ gieo trồng mùa sau của lúa mùa nổi là khá cao.

Cận cảnh hạt lúa mùa nổi

Cơm nấu từ gạo lúa màu nổi có màu phớt hồng đặc trưng

Do lũ thấp nên nhiều diện tích lúa mùa nổi bị mắc cạn

Nhiều nơi, nông dân cắt lúa làm thức ăn cho gia súc

Một số nơi, nông dân áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ.Trong ảnh là giăng lưới ngăn chuột tràn vào cắn phá

Cho đến dùng ni long àm hàng rào bảo vệ

hay dùng cả bẫy điện

cho đến đặt bẫy lồng

để bắt chuột

Thành quả sau một buổi đặt bẫy lồng

Tuy nhiên tất cả các biện pháp này vẫn chưa đủ sức ngăn cản chuột cắn phá, biến nhiều ruộng lúa mùa nổi thành ruộng toàn cỏ dại.

Hiện một số lúa sót lại đang trổ bông,

Thậm chí một số ruộng được nông dân be bờ giữ nước, cây lúa phát triển khá tốt, nhưng khả năng có thể trổ bông, vô hạt trong điều kiện xa lạ với sinh thái đặc thù vẫn là câu hỏi chưa lời đáp

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/kinh-doanh/lua-mua-noi-ben-bo-vuc-dut-giong-402605.bld