Luận giải tiếp của các nhà thông thái xưa…

Vào khoảng giữa thế kỷ 19, nước Đức có mối quan hệ tốt với nước Trung Hoa. Được sự bằng lòng của triều đình Trung Hoa, nhà nước Đức đã cử sang Yên Kinh là thủ đô của Trung Hoa xưa, 20 sinh viên. Nhưng thực ra, đó là 20 nhà đại trí thức của nước Đức, để học hỏi và nghiên cứu về Dịch học, (còn gọi là Kinh Dịch) và các trước tác khác của các nhà bác học Trung Hoa.

Nhà thông thái xưa lại nói tiếp về đạo với mấy trò như sau: Kìa, đạo là cái che chở muôn vật. Cho nên thông với trời đất ấy là đức. Và đức có trong muôn vật ấy lại là đạo. Một nghề ắt có nhiều việc; việc thì gồm nghĩa; nghĩa gồm đức; đức gồm đạo; đạo gồm về trời. Khi thông với một mà muôn việc xong. Lòng không mong được, mà quỷ thần phục. Mênh mông thay, lớn lao thay. Người quân tử không thể không gột lòng được. Không vì cớ gì mà làm nó, thế là trời; Không vì cớ gì mà nói nó, thế là đức. Yêu người lợi vật thế là nhân. Không đồng mà làm cho nó đồng thế là lớn. Làm mà không ngăn ra dị thế là khoan.

Có muôn vẻ chẳng đồng nhau, thế là giàu. Cho nên giữ đức thế là hỷ. Đức thành thế là lập. Theo vào đạo thế là đủ. Không vì vật mà nhụt trí thế vẹn. Cho nên trong chỗ mờ mịt, riêng thấy nó rõ ràng. Trong chỗ không tiếng riêng nghe nó hòa mà vui. Cho nên sâu rồi sâu nữa, mà có thể vẫn là vật. Thần rồi thần nữa mà là tinh. Cho nên, khi nó tiếp với muôn vật rất không mà vẫn cung được cái nó cầu; thường rong ruổi mà đón được nơi nó trọ. Nó ấy, cũng chính là đạo đấy.

Mấy trò nghe ta nói tiếp nữa: Bắt đầu có không không, có không danh. Nơi mà một nổi lên có một mà chưa rõ hình. Cái vật được để sinh, gọi nó là đức. Cái chưa rõ hình có chia nhưng vẫn vậy mà không có cách, gọi nó là mệnh. Lưu cái động lại mà sinh vật. Vật đã thành, lẽ sống gọi nó là hình. Hình thể giữ lấy thần đều có phép tắc thì gọi là tính. Tính sửa cho trở lại đức. Đức rất mực đồng với ban đầu. Vì giữ được đạo mới toàn được đức. Toàn được đức mới toàn được hình. Toàn được hình mới toàn được thần.

Nước tĩnh còn sáng láng, huống chi là tinh thần. Cái tĩnh của thánh nhân không phải là tĩnh đâu, mà thiện nên tĩnh vậy. Nước tĩnh thì sáng láng soi được râu mày, đứng được thăng bằng, thợ cả lấy đó làm phép. Kìa các trò nghe tiếp: hư, tĩnh, điềm đạm, vắng lặng, không làm là mực bằng của trời, đất, bậc chót của đạo đức, các thánh nhân dừng ở đó. Rõ lẽ ấy, để quay mặt sang bắc đó là cách làm của người quân tử. Lấy lẽ ấy ở trên, đó là đức của bậc tột trị.

Lấy lẽ ấy ở dưới, đó là đạo của những người thường nhiên. Không gì thần bằng trời, không gì giầu có bằng đất, không gì lớn bằng thường nhiên của thiên hạ. Hãy xem, những tội năm hình (dành cho năm tội, trộm, cướp, giết, hiếp đáp, lừa đảo) cùng thưởng phạt, lợi, hại, là ngọn của giáo hóa. Lễ, luật, độ, số, hình, phạt, ngày càng kỹ lưỡng là ngọn của chính trị. Những tiếng chuông trống, những vẻ cờ quạt là ngọn của nhạc.

Những phép để tang lân, những khóc lóc, sô gai, là ngọn của lòng thương. Năm ngón đồ là vì tinh thần vận xoay, tâm thuật dục động, rồi sau mới làm theo. Trời cao, đất thấp là nghĩa của thần minh. Xuân hạ trước, thu đông sau là thứ tự của bốn mùa. Muôn vật sinh nở, chia nảy là hình riêng, là bậc của thịnh suy, dòng của biến, hóa. Kìa trời đất là rất thần, mà còn có thứ tự cao, thấp, trước, sau; huống chi là đạo người.

Tông miếu chuộng hòa; triều chính chuộng sang; hương đảng chuộng tuổi; công cuộc chuộng hiền tài, đó là thứ tự của đạo cả. Nói chuyện đạo mà trái thứ tự của nó, không phải là đạo. Nói chuyện đạo mà không phải là đạo, thì dùng đạo mà chi. Cho nên kẻ rõ đạo, cả đời xưa trước phải từ trời, rồi thứ đến đạo đức. Đạo đức đã rõ, thứ đến nhân, nghĩa. Nhân, nghĩa đã rõ, thứ đến chức, phận. Chức phận đã rõ, thứ đến hình, danh. Hình, danh đã rõ, thứ đến cắt, đặt. Cắt, đặt đã rõ, thứ đến xét, đoán.

Xét đoán đã rõ, thứ đến phải, trái. Phải, trái đã rõ, thứ đến thưởng, phạt. Thưởng, phạt đã rõ mà không dại đáng chỗ, sang hèn đáng ngôi; giỏi giang, hư, hỏng, thực tình; phải phân từng tài, phải đi từng danh; lấy thế mà thờ trên; lấy thế mà nuôi dưới; lấy thế mà trị việc; lấy thế mà sửa mình. Trí mưu chẳng dùng; tất theo phần trời phù. Thế gọi là thái bình. Trị đến thế là rất mực rồi. Một trò thay mặt cho mấy trò thưa tiếp với thầy, một nhà thông thái hàng đầu trong các nhà thông thái đang dạy các học trò: Thưa thầy, hôm trước chúng con được thầy cho nghe một bài nhạc dài.

Minh họa: Lê Phương.

Nghe xong, mà mỗi người trong chúng con cứ thấy man mác, rất bâng khuâng và xúc cảm đầy tràn, rất lâu sau mới vơi, vậy là sao, thưa thầy. Nhà thông thái là thầy dạy, vẻ mặt bặt lặng, lát sau thầy thong thả nói: Phải rồi, bản nhạc này do bạn ta tự làm, bạn ta cũng là một nhà thông thái, nhưng rất có tài về nhạc, về ngũ âm. Thầy ấy cũng đã dạy các con nhiều về ngũ âm. Thầy ấy đã tấu ngũ âm bằng người (là nhiều nhạc công) mà thầy ấy đã tự lựa chọn từng người (nhạc công); và thầy ấy đã lựa các ngũ âm ấy bằng từ trời, làm nó bằng nhân nghĩa; dựng ngũ âm bằng khí rất trong.

Tất thảy bài nhạc này đã có từ trong thẳm sâu con người của thầy ấy, bởi thế thầy ấy lấy việc người mà ứng tác, lấy việc trời mà thuận tác, lấy năm đức như đã nói ở trên đây mà viết ra nó, lấy thường nhiên mà sắp nó, rồi cả điều cái lý của bốn mùa, để thái hòa muôn vật. Sau rốt không đuôi, thoạt trước không đầu, lẽ thường nhiên cùng suốt. Nghe nó các trò mới thấy cảm xúc như từ trời mà đến vậy. Một trò đột nhiên hỏi: “Thưa thầy đạo có lấy để đem dâng được không? Dâng cho bố mẹ chẳng hạn”.

Thầy nói ngay: “Không được. Nếu vậy thì không gọi là đạo nữa. Cũng như kẻ lấy giàu làm phải, thì không biết nhường lộc. Kẻ lấy sang làm phải thì không biết nhường danh. Kẻ ham quyền bính thì không muốn trao tiếp quyền bính cho ai. Và họ cầm nó thì run sợ, bỏ nó thì buồn rầu; nhất thiết không soi lại mình, và chỉ mỗi việc nom dòm vào cái mình có. Đó là hạng dân bị trời làm tội.

Cho nên, thầy nói với mấy trò: buồn vui là sai với đức, mừng giận là lỗi với đạo; yêu ghét cẩn thận không đổi là mực chót của tĩnh; Không trái ngược với cái gì là mực chót của thường nhiên; không buông tuồng với vật là mực chót của sự điềm đạm; không xung đột với cái gì là đạo chót của thuần túy. Cho nên thầy lại nói: Hình nhọc mà không nghỉ thì nát. Tinh thần dùng mà không thôi thì mệt; mệt thì kiệt. Tính của nước không gì trộn thì trong, không gì động thì phẳng, tù hãm mà không lưu thông cũng không trong được.

Cho nên thầy cũng vẫn nói: Thuần túy mà không trộn; tĩnh mà không đổi, điềm đạm mà không làm; động mà đi bằng sức trời. Ấy là đạo nuôi thần. Thầy lại nói, cô đọng điều này, các trò hãy nhớ kỹ: Chúng nhân trọng lợi; kẻ liêm trọng danh; người hiền trọng trí; bậc thánh quí tinh. Thế cho nên bậc thật là người (chân nhân), làm việc không gây ra sự hại người, cũng không lấy ân huệ làm hay. Động chẳng vì lợi nhưng không coi hạng canh cửa là hèn.

Của cải không tranh, nhưng không lấy nhún nhường làm quí. Công việc chẳng nhờ người; nhưng trọng kẻ tự kiếm ăn bằng sức mình, cũng không khinh kẻ tham bẩn. Thầy nói với trò: Đó cũng lại chính là cái lẽ của đạo. (Các nhà thông thái xưa nhìn nhận về qui luật phát triển của tự nhiên, qui luật phát triển của xã hội và qui luật phát triển trong cuộc đời một con người, đều là đạo).

*

* *

Vào khoảng giữa thế kỷ 19, nước Đức có mối quan hệ tốt với nước Trung Hoa. Được sự bằng lòng của triều đình Trung Hoa, nhà nước Đức đã cử sang Yên Kinh là thủ đô của Trung Hoa xưa, 20 sinh viên. Nhưng thực ra, đó là 20 nhà đại trí thức của nước Đức, để học hỏi và nghiên cứu về Dịch học, (còn gọi là Kinh Dịch) và các trước tác khác của các nhà bác học Trung Hoa. (Những nhà trí thức của nước Đức rất coi trọng Dịch học và họ đã coi đó là một hệ thống biện chứng pháp cổ. Nguồn cội của công cuộc trên đây là như sau: Như chúng ta đã biết, mối bang giao giữa Trung Hoa xưa với toàn châu Âu là con đường tơ lụa. Gọi là con đường tơ lụa chỉ là một lối gọi cho gọn. Bởi trên con đường dài dằng dặc này, nước Trung Hoa tải sang châu Âu những thứ hàng tốt nhất, ngoài vải, tơ lụa, còn có rất nhiều đồ gốm, như gốm Hàng Châu; và cả những cuộn sách là những cuộn thẻ tre in rõ chữ Hán cổ về Dịch học, và nhiều tác phẩm lớn về triết học, về văn học, về văn hóa của các nhà bác học Trung Hoa. Đương nhiên tất cả các tác phẩm trên đây khi đến châu Âu thì đều có trên bàn của các nhà đại trí thức nước Đức, và các nước khác của châu Âu. (Đường Tam Tạng đi lấy kinh Phật mà chúng ta gọi là Tây du ký cũng đi trên con đường tơ lụa này nhưng là đi ngược sang phía tây).

Trong đoàn 20 nhà đại trí thức của nhà nước Đức đó, nghe nói có Hêghen. Trước khi sang Trung Hoa cùng 19 người ấy, Hêghen đã là giáo sư dạy về môn Triết học tại trường đại học của nước Đức, có tên là HumBôn. Sau một số năm nghiên cứu kỹ tác phẩm Dịch học tại Yên Kinh, trở lại nước Đức, Hêghen đã soạn ra một giáo trình về Dịch học, và rồi ông trực tiếp dạy môn Dịch học tại trường đại học này.

Còn với nước ta, vô cùng may mắn là nhà văn lớn Ngô Tất Tố đã viết lại về Dịch học khá là đầy đủ. Nên chăng, chúng ta căn cứ ngay vào tác phẩm này của cụ Ngô Tất Tố, mà soạn ra một giáo trình Dịch học dành cho một khoa như khoa Triết đã có tại trường Đại học Quốc gia của nước ta. Vì đây là di sản văn hóa hàng tột đỉnh của nhân loại, nên rất cần được bổ sung vào kho tri thức của các thế hệ kế tiếp. Sinh viên vào học, các em sẽ học được một ngành khoa học lớn. Hệ thống về biện chứng pháp cổ rất đáng quí là nội dung thâm hậu của Dịch học (Kinh Dịch), nó sẽ trở nên như một gia tài văn hóa lớn của lịch sử nước nhà

Nguồn CAND: http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/khoahoc-vanminh/2013/8/56916.cand