Máu của loài rắn làm chậm quá trình phát triển bệnh tim

Ảnh: Evana Raaban

Một phát hiện mới gần đây khám phá ra rằng máu của loài rắn lại còn có thể dùng để chữa bệnh tim. Trong một thí nghiệm, các bác sĩ đã tiêm 1 lượng huyết tương trong máu rắn vào cơ thể của những con chuột có kích cỡ quả tim to hơn bình thường. Qua đó họ đã tìm được chìa khóa mở ra cánh cửa trong việc điều trị bệnh suy tim.
Đối với người, 1 trái tim to hơn so với mức bình thường là dấu hiệu của 1 cơ thể không khỏe mạnh. Bệnh suy tim, huyết áp cao và các khiếm khuyết về van tim đều khiến trái tim chúng ta phải hoạt động nhiều hơn và dẫn đến hiện tượng tim chúng ta bị quá tải. Tiến trình này sẽ gây hại, để lại những vết sẹo cho tim và giảm hiệu suất hấp thụ chất dinh dưỡng ở các tế bào tim.

Thật bất ngờ là quả tim của trăn Burmese, 1 loài trăn Ấn Độ, cũng phát triển to hơn nhưng vào tình huống khác. Đó là sau khi chúng ăn no thì tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng, dĩ nhiên có cả quả tim, sẽ phình to gần gấp đôi để có thể tiêu hóa và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn đi khắp toàn cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng phình to này là hoàn toàn bình thường và chúng có thể trở về hình dạng bình thường sau đó.

Tương tự, sự phát triển về kích thước ở quả tim con người không phải lúc nào cũng mang hệ quả tiêu cực. Một loại hormone có tên Insulin-like growth factor 1 (IGF-1)-1 được sản sinh ra trong suốt quá trình vận động của cơ thể, sẽ làm cho tim của chúng ta phình to ra để có thể đáp ứng nhu cầu hấp thụ lượng oxy lớn hơn của cơ thể. Đây là 1 hiện tượng tự nhiên của cơ thể con người và hoàn toàn vô hại.

Leslie Leinwand cùng nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Colorado, Boulder đã thực hiện 1 nghiên cứu về máu trăn. Sau khi ăn no, máu của loài trăn có chứa 1 hỗn hợp axit béo và một vài loại axit này chính là nguyên nhân khiến cho tim của trăn phình to ra.

Để chứng minh loại máu giàu dinh dưỡng này có tác dụng tương tự đối với các tế bào của động vật khác hay không, Leinwand và cộng sự đã tiến hành tiêm huyết tương trong máu trăn vào các tế bào tim của chuột bạch. Kết quả cho thấy kích cỡ tim của những con chuột thí nghiệm này to hơn và sản sinh ra 1 lượng IGF-1 nhiều hơn so với mức bình thường. Các tế bào này có thể thúc đẩy quá trình tạo chất béo hiệu quả hơn chuyển hóa và quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, huyết tương trong máu làm giảm rất nhiều lượng NFAT-1 loại protein được tạo ra khi tim phải làm việc quá sức.

Qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Leinwand cũng đã nhận dạng được 3 loại axit béo chính mang lại kết quả tích cực này. Họ tiêm những loại axit này vào cơ thể nhưng con chuột thí nghiệm. Sau 1 tuần, tim của những con chuột này cũng phát triển to hơn, và không có bất cứ dấu hiệu tổn thương nào đối với các tế bào trong tim chúng.

Leinwand tin rằng, phát hiện của mình sẽ truyền cảm hứng cho 1 phương pháp mới trong việc điều trị bệnh tim. Hiện nay, bà đang có kế hoạch tiếp tục thí nghiệm những loại axit béo lên những con chuột bị bệnh tim để kiểm tra thêm tác dụng của chúng, và để xem quá trình gây chết những tế bào trong tim có thể được làm chậm lại hay thậm chí là đảo ngược hay không.

Nguồn: Newscientist

QUẢNG CÁO

Nguồn Tinh Tế: http://www.tinhte.vn/f76/mau-cua-loai-ran-lam-cham-qua-trinh-phat-trien-benh-tim-945539/