Máy bay không người lái tương lai có trí tuệ nhân tạo...

Theo Greg Zacharias, máy bay không người lái tương lai của Mỹ đang nghiên cứu sẽ thông minh hơn, âm thầm hơn và nguy hiểm hơn.

Đó là đánh giá của Giám đốc Phân ban khoa học thuộc Không quân Mỹ (AFCS) Greg Zacharias khi trả lời phỏng vấn tờ Scout Warrior, đề cập về thế hệ máy bay không người lái (Drone hay UAV) hiện đang được quân đội Mỹ âm thầm nghiên cứu phát triển.

Máy bay X-51A Waverider

Theo Greg Zacharias, thế hệ UAV tương lai sẽ thông minh hơn, lén lút hơn, và gây thương vong lớn hơn. Chúng được trang bị những thiết bị, công nghệ hiện đại, có tính năng tự chủ cao, và có thể triển khai như một nhóm chiến binh mini tràn ngập vào lãnh thổ đối phương.

Ba tính năng chính của UAV tương lai được gói gọn trong ba từ ISR ((intelligence, surveillance, reconnaissance), tức khả năng tình báo, giám sát và trinh sát), chúng thông minh hơn rất nhiều so với các thế hệ đàn anh đi trước, thậm chí có thể tàng hình.

máy bay tàng hình RQ-170 Sentinel

Ngoài ra, các thế hệ UAV mới còn được trang bị vũ khí phụ, EW (tác chiến điện tử), vũ khí lazer và nhiều tính năng đặc biệt khác. Một trong những máy bay thế hệ mới này là mô hình RPA (Máy bay thử nghiệm điều khiển từ xa), dự kiến sẽ ra đời trong vòng 25 năm tới.

Trí tuệ nhân tạo và tính tự chủ cao

Tốc độ xử lý của máy tính và các thuật toán sẽ được ứng dụng tối đa nhằm tăng cường khả năng hoạt động tự chủ của UAV. Thuật toán máy tính sẽ cho phép UAV hoạt động ở phạm vi rộng, đảm nhận nhiều chức năng mà không cần đến sự can thiệp của con người. Chẳng hạn như các thiết bị cảm biến, nhắm mục tiêu, điều chỉnh vũ khí, cảm biến tải trọng hay giới hạn tác chiến.

Máy bay không người lái Carrier Air Wing

"Trí tuệ nhân tạo" hay AI sẽ cho phép UAV hoạt động không cần người lá, tích hợp các chức năng độc lập như lọc ISR, thao tác cảm biến, kích hoạt, chuyển hướng và điều chỉnh mục tiêu. Về bản chất, công nghệ máy tính mới nổi sẽ cho phép UAV bay không cần người lái và tự thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

Một trong những ứng dụng khởi đầu của công nghệ này là các bản thể máy tính và các công nghệ cảm biến dùng cho tiêm kích tấn công kết hợp F-35. Tiêm kích này sử dụng một kỹ thuật có tên "hóa lỏng cảm biến", trong đó thông tin từ nhiều cảm biến được tổ chức, giải thích và hiển thị ngay trước mặt phi công trên một màn hình duy nhất.

Ảnh minh họa

Lập bản đồ kỹ thuật số, các thông tin ISR từ hệ thống phân phối khẩu độ (Distributed Aperture System) hay DAS , thông tin nhắm mục tiêu của Hệ nhắm mục tiêu điện-quang (ETS) của tiêm kích F-35 sẽ không được phân tán trên nhiều màn hình để khỏi gây phiền hà cho phi công quan sát.

Một trong những hiệu ứng lớn nhất của AI là tạo ra một kịch bản không cần nhiều người điều khiển UAV. Thay vào đó, nhiều mục tiêu sẽ được điều hành bởi một người duy nhất thông qua lệnh và kiểm soát chức năng. Kết quả, máy bay sẽ làm việc tốt hơn, thậm chí có thể "liên lạc" được với các UAV ở gần, giống như phi công đích thực, nhằm tạo ra một phi đội tác chiến, kiểm soát mục tiêu, và sử dụng vũ khí mang lại hiệu quả cao.

Ảnh minh họa

Drone có thể dẫn đường cho máy bay có người lái, tăng cường các chức năng ISR, phát huy tác dụng tối đa các loại khí tài, nhất là tại các khu vực có mức độ rủi ro cao.

Ngoài ra, thế hệ máy bay UAV mới sẽ cơ động hơn trước các cuộc tấn công không-đối-không, chứ không bó hẹp là những cuộc tấn công không-đối-đất. Khái niệm này đã và đang được nghiên cứu, phát triển dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ 6 và máy bay ném bom đường dài của không quân Mỹ.

Ảnh minh họa

Trong vòng thập kỷ trở lại đây, những cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, phần lớn các thế hệ UAV của Mỹ là dùng cho các cuộc tấn công không-đối-đất chống lại các chiến binh nổi dậy trên đường chạy trốn. Nhưng tương lai, nó sẽ đa nhiệm hơn, không chỉ sử dụng để do thám mà còn tham gia trong cuộc chiến cạnh tranh ngang hàng với các đối thủ tiềm năng khác.

Ví dụ, Nga và Trung Quốc, hiện đang nghiên cứu phát triển thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình thứ 5. Nga là quốc gia có các hệ thống phòng không phức tạp nhất thế giới, có tốc độ xử lý nhanh, đặc biệt, có thể phát hiện nhanh máy bay chiến đấu trên một phạm vi rộng, tần số lớn, làm cho máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay ném bom của đối phương hoạt động gặp nhiều khó khăn hơn.

Ảnh minh họa

Một trong số những kịch bản tiềm năng, hiện đang được nghiên cứu bởi Lầu Năm Góc là phát triển các thế hệ khí tài mới, trong đó có UVA nhằm phong bế các loại tiêm kích thế hệ thứ 5 và vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/may-bay-khong-nguoi-lai-tuong-lai-co-tri-tue-nhan-tao-3299880/