Mẹ uống vài ly rượu khi mang thai làm thay đổi khuôn mặt của con

Chỉ cần mẹ uống một vài ly rượu trong thời kỳ mang thai có thể làm thay đổi hình dáng khuôn mặt của thai nhi, đây là kết luận của một nghiên cứu mới về tác hại của rượu.

Mẹ uống vài ly rượu, mặt thai nhi sẽ ngắn hơn

Từ lâu mọi người đều biết đến tác hại của rượu và việc mẹ bầu uống rượu rất có hại cho thai nhi, gây chậm phát triển trong não. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Úc được xuất bản trong JAMA Pediatrics đã phát hiện ra rằng một lượng nhỏ rượu có thể làm thay đổi hình dáng, cấu trúc khuông mặt của thai nhi.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh của 415 khuôn mặt của trẻ để phát hiện ra một loạt các sự khác biệt tinh tế liên quan đến việc tiêu thụ rượu của các bà mẹ trước đó chẳng hạn như mũi ngắn hơn.

Phụ nữ uống rượu trong thời kỳ thai sản gây ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt thai nhi.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng: "Không có số liệu sử dụng rượu an toàn trong thời gian mang thai hoặc trong lúc cố gắng có thai. Cũng không có thời gian an toàn trong khi mang thai để uống. Tất cả các loại rượu đều có hại ".

Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở Victoria, Australia cho thấy bất kỳ lượng rượu tiêu thụ nào cũng có những hậu quả đối với sự phát triển của xương sọ của thai nhi. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu trên các bà mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ từ các phòng khám thai công cộng có nguy cơ thấp tại Melbourne, Úc, từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014.

Đồng thời họ cũng đã tiến hành khảo sát, xem xét đối với 415 trẻ em da trắng (195 bé gái và 220 bé trai), những người đã tiếp xúc với nhiều loại thức uống có cồn - từ uống rượu trong thời kỳ mang thai đến uống rượu trong ba tháng đầu. Mỗi bức ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau khi họ đã đạt đến một năm tuổi.

Mẹ uống một ly rượu, thai nhi say tới mấy ngày

Phân tích hình ảnh sọ não ba chiều, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hình dạng xương sọ giữa trẻ em của những phụ nữ kiêng rượu trong thời gian mang thai và trẻ em có mức độ tiếp xúc với rượu khác nhau trước khi sinh.

Sự khác biệt rõ nét đã được nhìn thấy xung quanh giữa, mũi, môi và mắt. Trẻ em tiếp xúc với rượu có khuynh hướng có mặt bẹt hơn và mũi bật lên. Mức độ thụ thai ở ba tháng đầu có xu hướng ảnh hưởng đến cằm.

Các tác giả kết luận: "Mặc dù ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này vẫn chưa được xác định, nhưng họ ủng hộ kết luận rằng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai nên tránh uống rượu là lựa chọn an toàn nhất".

Theo nhiều nghiên cứu trước đó, khi uống rượu thì mẹ uống bao nhiêu con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thăi nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm.

Theo Chi Bảo/Vietq

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/me-va-be/me-uong-vai-ly-ruou-khi-mang-thai-lam-thay-doi-khuon-mat-cua-con-212782/