Mi-25 Nga tự bắn vào đuôi hay tên lửa Mỹ hạ gục?

Trong khi miễn nhiễm với tên lửa MANPADS do được trang bị hệ thống President-S, Mi-25 Nga được cho là đã tự cắn đuôi trong pha tai nạn hiếm gặp tại Syria.

President-S bất lực?

Trong đoạn clip do của IS Amaq News đã làm rõ thời điểm chính xác chiếc máy bay trực thăng quân sự Nga bị rơi trong trận chiến chống khủng bố trên vùng ngoại ô phía Đông của Palmyra vừa qua.

Dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cảnh quay hôm 8/7 cho thấy: khi máy bay đang phóng rocket, ở giây 00: 36, quả tên lửa thứ ba của máy bay trực thăng đã không phóng tới mục tiêu mà quay ngược đánh vào cánh đuôi của máy bay do lỗi kỹ thuật, vụ nổ cắt đứt cánh quạt đuôi làm cho máy bay trực thăng mất thăng bằng và lao xuống đất.

Nguồn tin này còn cho biết thêm, đây chính là lý do duy nhất có thể khiến chiếc Mi-24 (phiên bản xuất khẩu là Mi-25) gặp nạn bởi dòng trực thăng đang được bao bọc bằng hệ thống phòng vệ President-S.

Trực thăng Mi-25 Nga tại Syria.

Hệ thống President-S được giới thiệu là dùng để bảo vệ máy bay và trực thăng trước các cuộc tấn công băng các tổ hợp tên lửa MANPADS, cũng như các tổ hợp pháo phòng không của đối phương bô trí trên mặt đất hoặc các mục tiêu dưới biển.

President-S có nhiệm vụ phát hiện các mối de dọa tấn công máy bay bằng các loại máy bay tiêm kích, các tổ hợp tên lửa phòng và pháo phòng không, tiêu diệt (chế áp) các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đường không và phòng không (gồm các đầu tự dẫn của tên lửa phòng không vác vai).

Ngoài ra, President-S còn có thể chế áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn radar cũng như các trạm dẫn bắn của các tổ hợp pháo phòng không của đối phương.

Hệ thống President-S cho phép phát hiện và theo dõi tên lửa tấn công, phóng nguồn phát xạ laze đa phổ đến đầu tự dẫn quang học hoặc gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn của tên lửa.

Tùy thuộc vào chủng loại và chức năng của thiết bị bay, trong thành phần của President-S thường gồm thiết bi điều khiển, trạm cảnh báo bức xạ laze, trạm cảnh báo tấn công tên lửa, trạm gây nhiễu tích cực, trạm chế áp quang điện tử laze...

President-S do Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện (trực thuộc Rostekh) của Nga sản xuất trên cơ sở các khối (trạm), có thể bố trí trong hoặc ngoài các điểm treo trên thân máy bay hoặc trực thăng.

Trong khi đó, dù Mi-35M là phiên bản hiện đại hơn rất nhiều nhưng nhà sản xuất Nga không tiết lộ về hệ thống phòng vệ trên dòng trực thăng thế hệ mới này.

Kho tên lửa IS mới nhận

Theo Al Mayadeen News ngày 27/6, nhóm Jabhat Al-Nusra tại Syria vừa nhận được khoảng 100 tổ hợp tên lửa phòng không MANPAD.

Dẫn nguồn tin từ các nguồn giấu tên cho biết: có những thông tin cho thấy 100 tên lửa MANPAD đã được chuyển giao cho tổ chức khủng bố chi nhánh Al Qaeda ở Syria Jabhat Al-Nusra ở miền Bắc Syria.

Tổ chức khủng bố ở Syria nhận tên lửa FN-6 mới cứng.

Dù công khai số lượng tên lửa lực lượng Jabhat Al-Nusra được tiếp nhận nhưng nguồn tin này không thông báo chính xác, loại tên lửa nào và thế lực nào.

Tuy nhiên theo nguồn tin tình báo trang mạng này có được hồi giữa tháng 5/2016 đã tiết lộ, trong tháng 6/2016, những nhóm khủng bố trên sẽ nhận được lô tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) Igla do Nga sản xuất, FN-6 do Trung Quốc sản xuất, Stinger nguồn gốc từ Mỹ. Trong đó, có số lượng lớn nhất có thể sẽ là FN-6.

Nghi ngờ cả TOW Mỹ bắn hạ

Trên báo chí đã xuất hiện thông tin cho rằng máy bay trực thăng Nga bị khủng bố bắn hạ hôm 9/7 bằng vũ khí Mỹ, cụ thể là hệ thống tên lửa hạng nặng TOW.

Những hệ thống tên lửa này được Washington chuyển đến Syria vào năm 2013 dựa trên chương trình cung cấp vũ khí dành cho phe đối lập ôn hòa tại Syria. Tuy nhiên, trên thực tế một phần lớn TOW đã lọt vào tay các chiến binh khủng bố.

Theo quan điểm của chuyên gia về Trung Đông Catherine Shaakdam, còn chưa rõ những vũ khí mà phương Tây tiếp tục cung cấp cho lực lượng gọi là "đối lập ôn hòa" hiện rơi vào tay đối tượng nào.

"Các nước phương Tây không bận tâm theo dõi những vũ khí mà tình báo của họ cung cấp cho phe đối lập ôn hòa. Chúng ta đang làm gì vậy? Thực tế là chúng ta đang nhắm bắn vào những người đấu tranh chống khủng bố tại các địa điểm. Đó là sai lầm lớn", bà Catherine Shaakdam trả lời phỏng vấn hãng RT.

Điều đặc biệt trên chiến hạm tên lửa Việt Nam

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/mi-25-nga-tu-ban-vao-duoi-hay-ten-lua-my-ha-guc-3313504/