Một thập kỷ nước Mỹ đánh mất vị thế siêu cường số một thế giới

www.SAGA.vn - Năm 2010 không chỉ là cột mốc đánh dấu kết thúc thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ XXI mà còn chứng kiến vị thế siêu cường số một thế giới của nước Mỹ đã bị tiêu tan sau các cuộc phiêu lưu quân sự bất thành và cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Có lẽ, trong tương lai gần, Mỹ khó có thể lấy được vị thế đã mất trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các trung tâm sức mạnh khác đang thách thức Washington về nhiều phương diện.

Vị thế siêu cường số một thế giới tiêu tan Những năm cuối thế kỷ XX và thời điểm mở đầu thế kỷ XXI, Mỹ có được vị thế siêu cường số một thế giới về kinh tế, quân sự và chính trị sau khi Liên Xô sụp đổ. Nền kinh tế Mỹ đang ở vào vị thế đỉnh cao và Washington vẫn tiếp tục say sưa trong “ánh hào quang” của chiến thắng sau “chiến tranh lạnh”. Ít ai có thể ngờ rằng, chỉ sau một thập kỷ, thế giới chứng kiến diễn biến có tính bước ngoặt, đưa nước Mỹ từ một siêu cường duy nhất tới chỗ đánh mất vị thế gần như độc tôn này. Về kinh tế, theo số liệu của IMF, khi bước sang thế kỷ XXI, nước Mỹ chiếm 32% GDP của thế giới. Đến thời điểm kết thúc thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, nền kinh tế Mỹ tụt dốc xuống tới mức chỉ còn chiếm 24% GDP toàn thế giới. Ngoại trừ Liên Xô, không một quốc gia nào trong thế giới. Đầu thế kỷ XXI, ngân sách của Mỹ không bị thâm hụt, thậm chí còn dư thừa. Sau 10 năm, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã đạt tới con số 10%. Năm 2010, ở Mỹ không có thất nghiệp, hiện nay khi bước sang năm 2010, “đội quân” thất nghiệp ở Mỹ đã chiếm tới 10% lực lượng lao động, ngoài ra còn có 7% lao động không có đủ việc làm để trọn ngày công lao động, hoặc bỏ việc để đi tìm việc khác. Trong 10 năm qua, trong ngành công nghiệp Mỹ đã bị mất từ 1/4 tới 1/3 số việc làm do quá trình tự do hóa thương mại mà thực tế là không hoàn toàn tự do hóa bởi Mỹ vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch mạnh hơn bất cứ quốc gia nào khác. Trong khi mức thu nhập bình quân của các gia đình Mỹ không tăng thì nợ nhà nước liên bang tăng với tốc độ phi nước kiệu, gấp 2 lần so với trước đó một thập kỷ. Đồng USD đã đánh mất một nửa giá trị so với EUR và nhiều quốc gia và khu vực đang có phương án dùng đồng tiền khác để thay thế đồng USD trong các hoạt động thanh toán quốc tế. Mỹ đã từng là một quốc gia có nền kinh tế sản xuất ra hơn 96% hàng hóa tiêu dùng, còn hiện nay nước Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào những nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và dùng chính số tiền bán hàng hóa để mua trái phiếu của Mỹ. Với cách làm đó, Trung Quốc đã sở hữu gần 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ của Mỹ và đã trở thành quốc gia đóng vai trọng quan trọng đối với Mỹ, được ví như vai trò của nước Anh với Mỹ trong những năm đầu tiên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xây dựng nền cộng hòa. Tình hình này có thể khiến đồng USD tuôn chảy ra khỏi nước Mỹ. Theo nhận xét của giới phân tích Mỹ, chương trình kích thích kinh tế của tống thống Obama trị giá gần 787 tỷ USD đã không vực dậy được nền kinh tế Mỹ. Cuộc cải cách hệ thống y tế sẽ cần tới một khoản ngân sách 2.5 ngàn tỷ USD, một gánh nặng quá sức với nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái trong cơn khủng hoảng. Tính đến tháng 10-09 đã có 106 ngân hàng Mỹ sụp đổ. Ngoài ra, có khoảng 416 ngân hàng nữa đang trên bờ vực phá sản. Về quân sự, mở đâu thập kỷ vụ khủng bố ngày 11-09-2001 được ví như “Trân Châu Cảng thế kỷ XXI” đã làm đảo lộn mọi thứ ở nước Mỹ. Sau sự kiện này, Mỹ lâm vào các cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém bên ngoài lãnh thổ. Mỹ không những không giành được chiến thắng trong “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” mà còn khiến khủng bố lan rộng, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Hiện chưa có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ Washington sẽ sớm kết thúc cuộc chiến đó mặc dù Mỹ đã tổn thất hơn 5200 sinh mạng và tiêu tốn hơn 1000 tỷ USD. Quyết định tăng thêm 300.000 quân được chính dư luận ở Mỹ đánh giá là bước leo thang chiến tranh nguy hiểm và đầy khinh suất. Bằng quyết định đó, ông đã đào sâu thêm vũng lầy vốn đã khó thoát ra đối với giới quân sự Mỹ, tiếp tục tiêu tốn tiền bạc và của cải vốn không phải là vô tận của một quốc gia đang thâm hụt ngân sách và trở thành con nợ lớn nhất hành tinh. Theo giới phân tích ở Mỹ, Tổng thống Obama đang lặp lại sai lầm của nước Mỹ như trong chiến tranh VIệt Nam cũng như sai lầm của Liên Xô trong chiến tranh ở Afghanistan. Vụ khủng bố bất thành sát thời điểm đón mừng năm mới 2010 nhằm vào một máy bay chở khách của Mỹ đã đẩy nước Mỹ vào cơn hoảng loạn chưa từng có. Ngậm ngùi chia tay trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo Bước sang thế kỷ XXI, Washington chủ trương xây dựng trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo trong đó tất cả các quốc gia khác phải bám quanh trục dẫn đường của Mỹ. Quá tự tin vào vị thế siêu cường của một thế giới của Mỹ, Bush chủ trương sử dụng ảnh hưởng đó để phát triểm “dân chủ”, các “giá trị Mỹ” và “mô hình Mỹ” ra khắp thế giới. Sau một thập kỷ thất bại trong hai cuộc chiến tranh đẫm máu và tốn kém ở Iraq và Afghan, lại bị cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế bồi thêm một cú knock out nữa, khiến cho ba trụ cột là kinh tế, quân sự, chính trị đã bị lung lay đến tận gốc rễ. Trật tự thế giới đơn cực mà Mỹ rắp tâm xật dựng đã sụp đổ hoàn toàn. Sự kiện nước Mỹ bầu tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử và Hoa Kỳ nói lên tất cả, nước Mỹ đã chán ngấy cung cách của Washington trong việc quản lý quốc gia và quan hệ với thế giới. Trong các chuyến công du nước ngoài, Obama luôn chứng tỏ rằng Mỹ đã chia tay cái trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo và ông cũng không nói gì về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong NATO. Tới đâu Obama cũng nhấn mạnh “tôi đến để lắng nghe, không phải đến để thuyết giảng". Tổng thống Pháp Sarkozy cũng nhận xét “Tôi cảm thấy hài lòng khi làm việc với tổng thống Obama. Ông ấy muốn thay đổi thế giới và ông ấy cũng hiểu thế giới không bó hẹp chỉ trong biên giới hay ranh giới của nước Mỹ.”

Nguồn Saga.vn: http://saga.vn/taichinh/taichinhquocte/19108.saga