Mỹ để Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu Nga tại Nam Caucasus?

Báo cáo của Hội đồng Tính báo Mỹ về bất ổn tại Nam Caucasus có thể được xem là lời nhắc nhở Ankara, chứ không chỉ là lời cảnh báo với Moscow...

Trong bản báo cáo của giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Daniel R. Coats đưa ra ngày 11/5, Cộng đồng tình báo Mỹ đã cảnh báo vể sự căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno – Karabakh sẽ gia tăng năm 2017.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, "Cộng đồng Tình báo Mỹ đã cam kết cung cấp thông tin tình báo đa dạng để giúp cho giới hoạch định chính sách và bộ phận thực thi pháp luật có phản ứng kịp thời nhằm bảo vệ nước Mỹ, bảo vệ lợi ích Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới", ông Daniel R. Coats nhấn mạnh.

Dù bộ đôi Putin - Erdogan đã thân thiện, song lợi ích sống còn của Thổ Nhĩ Kỳ năm trên sân sau của Nga nên Moscow và Ankara sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột

Dù bộ đôi Putin - Erdogan đã thân thiện, song lợi ích sống còn của Thổ Nhĩ Kỳ năm trên sân sau của Nga nên Moscow và Ankara sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột

Từ nội dung bản báo cáo mới nhất của người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, giới phân tích về quân sự và tình báo cho rằng, dường như Cộng đồng Tình báo Mỹ đã mở đường cho sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột tại Nagorno – Karabakh, khu vực Nam Caucasus.

Với chính sách đối ngoại “Búa – Đinh” dưới thới chính quyền Trump, trong đó ưu tiên các giải pháp quân sự, việc Mỹ xuất hiện tại vùng Nam Caucasus hoàn toàn có thể xảy ra. Song với thực tế đặc biệt của Nagorno – Karabakh cũng như những rào cản lợi ích của đồng minh và đối thủ, khiến Washington có thể chưa xuất hiện tại khu vực chiến lược này.

Vậy lợi ích Mỹ tại Nam Caucasus sẽ không được khai thác và bảo vệ? Giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỷ quần nhau với Nga tại khu vực Nam Caucasus, từ đó Washington sẽ tạo ra thế bập bênh lợi ích với Ankara.

Lợi ích sống còn của Thổ Nhĩ Kỳ tại Nam Caucasus

Theo lịch sử ghi nhận, người Thổ Nhĩ Kỳ từng chinh phục vùng đất Nam Caucasus, nhưng để mất dần vào tay người Nga sau những lần thất bại trong các cuộc chiến tranh giữa đôi bên. Và sau Chiến tranh Nga-Thổ (1877-1878), người Nga đã hoàn toàn chinh phục Nam Caucasus.

Hệ ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ là một trong ba hệ ngôn ngữ chính được sử dụng tại Caucasus, còn tại Nam Caucasus số người nói tiếng Thổ vẫn chiếm đáng kể trong khu vực. Chỉ riêng trong cộng đồng người Azerbaijan có khoảng 9 triệu người nói tiếng Thổ trong tổng số 35 triệu người của cộng đồng này.

Vì vậy, sau khi Liên Xô tan rã, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Azerbaijan, Armenia và Gruzia. Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển quan hệ tốt đẹp với Azerbaijan và Gruzia trong những năm tiếp theo. Ankara xem Nam Caucasus là cầu nối giữa Thổ Nhĩ Kỳ với vùng Trung Á.

Từ kinh tế, chính trị đến địa lý, văn hóa, Thổ Nhĩ Kỳ không thể tách rời Nam Caucasus

“Các khía cạnh chính trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ với vùng Nam Caucasu là tăng cường sự độc lập và chủ quyền của các nước trong khu vực. Hỗ trợ nỗ lực hội nhập với các cấu trúc của Châu Âu - Đại Tây Dương, đồng thời tăng cường hợp tác, giữ vững ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực”, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong hơn 1/4 thể kỷ độc lập Azerbaijan và Gruzia thời hậu Xô viết, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với hai quốc gia này không ngừng được nâng lên và đạt tầm chiến lược, thông qua cơ chế hợp tác mà Ankara cùng với Baku và Tbilisi xây dựng cho nhiều lĩnh vực phù hợp với khuôn khổ của liên minh chính trị.

Đặc biệt, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cơ chế của Hội đồng Hợp tác Chiến lược Cấp cao (HLSC) được thành lập giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Azerbaijan ở cấp Tổng thống và Thủ tướng, cho phép hai bên giải quyết thường xuyên tất cả các khía cạnh của hợp tác song phương.

Mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm thiết lập một khu vực thịnh vượng ở Nam Caucasus, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng các dự án hợp tác và phát triển trong khu khu vực.

Dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Anatolian (TANAP) đã được triển khai, trong khi đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Baku-Tbilisi-Erzurum đã bắt đầu hoạt động.

Đường sắt Baku-Tbilisi-Kars được dự kiến hoàn thành vào năm 2017, giúp cho tuyến vận tải đường sắt liên tục giữa Bắc Kinh với London, qua Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ trở nên khả thi. Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể khai thác nguồn lợi khổng lồ và đóng vai trò quan trọng chiến lược cho cầu nối Á – Âu.

Như vậy, từ kinh tế, chính trị đến địa lý và văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ gần như không thể tách rời vùng Nam Caucasus, vì vậy Ankara ủng hộ Azerbaijan và Gruzia trong các cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh, tại Abkhazia và Nam Ossetia.

Mỹ sẽ để Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu Nga tại Nam Caucasus

Theo giới phân tích, tầm quan trọng về địa chính trị của Nam Caucasus khiến cho khu vực này đã trở thành sân sau của Nga và Moscow đã xây dựng chiến lược cũng như đã có những kế hoạch, hành động thể hiện điều đó.

Chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen là một sự thách thức với Nga vì quốc gia này là thành viên NATO

Cuộc chiến tranh Nga - Gruzia năm 2008, mà kết quả là cà hai khu vực tự trị Abkhazia và Nam Ossetia của Gruzia đã thuộc về Nga, cùng với đó là sự hiện diện quân sự của Nga tại Armenia khiến cho Moscow có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh kéo dài đã gần 3 thập kỷ.

Không những vậy, Nga còn bị cho là đang gây áp lực cho các nước láng giềng tham gia vào Cộng đồng kinh tế Á-Âu, vì Moscow lo lắng các nước Nam Caucasus ngả về phía Liên minh châu Âu, có thể gây nguy hại cho nền kinh tế nước Nga.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-de-tho-nhi-ky-doi-dau-nga-tai-nam-caucasus-3336249/