Mỹ dùng AIM-9X Sidewinder: Lập mưu quyết diệt Su-22 Syria?

Theo giới phân tích, mặc dù là 'khắc tinh' của Su-22 nhưng cả 2 quả AIM-9X của F/A-18 Mỹ đều không thể bắn trúng chiếc Su-22 Syria.

Theo một nguồn tin trong Không quân Ả Rập Syria (SyAAF), chiếc Su-22 Syria bị máy bay F/A-18 của Mỹ bắn rơi hôm 18/6 vừa qua thuộc loại Su-22M4 mang số hiệu 3224, do Trung tá Ali Fahd điều khiển đã cất cánh từ căn cứ không quân T4 (Tiyas) ở phía đông tỉnh Homs.

Đại tá Fahd được giải cứu ở vị trí cách phía nam thành phố Raqqa khoảng 30 km. Sau khi ổn định tình hình, phi công này đã cho biết rằng, xuất hiện bằng chứng chứng minh lực lượng quân đội Mỹ ở Trung Đông không phải là để chiến đấu chống khủng bố IS mà là để bảo vệ chúng.

Điều này trở nên rõ ràng khi máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet của Mỹ đã cố tình tấn công máy bay Su-22 của ông, trước khi nó bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở khu vực gần thành phố Raqqa.

Viên phi công cho biết rằng, Su-22 là loại máy bay cường kích do Liên Xô thiết kế với mục tiêu chính là tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và phần lớn chỉ trang bị các loại vũ khí không đối đất. Trong phi vụ tấn công IS hôm đó, chiếc Su-24 được trang bị 6 quả bom OFAB 250-270.

Nhiệm vụ chính của Trung tá Ali Fahd là tấn công các tay súng IS và các phương tiện cơ giới của chúng đang cố gắng tháo chạy khỏi khu vực Rusafah ở tỉnh Raqqah theo hướng Sukhnah thuộc tỉnh Homs và Oqerbat ở vùng nông thôn phía đông Hama - gần thị trấn Salamyiah - quê hương của Ali Fahd.

Trung tá Ali Fahd khẳng định rằng, chiếc cường kích Su-22 của Không quân Syria đã bị máy bay F/A-18 Super Hornet của Mỹ bắn rơi trong một trận không chiến “bất ngờ, không báo trước” và theo xu hướng “đánh lén”. Điều này càng khiến Su-22 không có cơ hội để né tránh.

Theo giới quan sát, đây là một vụ gây hấn rõ ràng bởi chiếc máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ đã cố tình bắn rơi máy bay cường kích cũ kỹ của Không quân Syria. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất là: Theo chỉ huy không quân Syria, kết nối liên lạc với Ali Fahd đã bị mất sau khi bắt đầu đến khu vực hoạt động trên không phận Rusafah. Điều này cho thấy rằng, thông tin liên lạc của ông có thể đã cắt đứt ngay trước khi Ali Fahd vào vị trí tấn công.

Nếu Ali Fahd đã tiến hành bất kỳ cuộc không kích nào chống lại IS trước khi bị bắn hạ thì Ali Fahd đã phải báo cáo tấn công mục tiêu về cho sở chỉ huy mặt đất Việc SyAAF không thể liên lạc được với chiếc Su-22 có nghĩa là máy bay chiến đấu của Ali Fahd đã bị hạ trước khi nó kịp thả quả bom đầu tiên.

Do đó, tuyên bố của Không quân liên minh do Mỹ cầm đầu về việc máy bay F/A-18 Super Hornet của họ bắn hạ máy bay cường kích Su-22 của Syria ở tỉnh Raqqa, là do chiếc máy bay này đã ném bom xuống gần vị trí "của các lực lượng dân chủ Syria (SDF) là sự bịa đặt trắng trợn.

Máy bay F/A-18E Super Hornet của Mỹ chưa hề bắn trúng chiếc Su-22 Syria

Máy bay F/A-18E Super Hornet của Mỹ chưa hề bắn trúng chiếc Su-22 Syria

Điều này cũng phù hợp với tuyên bố của chính phủ Syria và Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) - một tổ chức phi chính phủ thân phương Tây có trụ sở ở London/Anh - cho rằng: Su-22M4 của Ali Fahd không bao giờ tấn công các vị trí của Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hậu thuẫn.

Nguyên nhân thứ hai là: Máy bay chiến đấu Su-22M4 do Liên Xô sản xuất từ thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, không thể so sánh được với chiếc F-18 của Mỹ. Việc không có radar khiến các phi công không thể phát hiện các mục tiêu trên không, do đó, nó luôn thua thiệt trong những trận đánh trên không.

Hơn nữa, theo nguồn tin của Southfront từ lực lượng không quân Mỹ, chiếc máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ đã bắn phóng 2 tên lửa tìm nhiệt tầm ngắn AIM-9X Sidewinder vào máy bay Su-22 Syria (nó buộc phải phóng tên lửa thứ hai sau khi quả đầu tiên bị trượt mục tiêu).

Chiếc máy bay F/A-18E Super Hornet đã phóng 2 quả có đầu dẫn hồng ngoại AIM-9X trong phạm vi dưới 6 dặm. Đây là một đòn đánh chết người bởi máy bay của Ali Fahd không được trang bị các thiết bị cảm biến cảnh báo hồng ngoại, do đó, nó không thể biết là mình đang bị ngắm bắn.

Tuy nhiên, Su-22 lại có một cảm biến cảnh báo Radar. Nếu phi công của chiếc F/A-18 Super Hornet chọn sử dụng AIM-120 đầu dẫn radar thì Ali Fahd sẽ biết rằng anh ta đang bị khóa mục tiêu và chiếc F/A-18E sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.

Đây hoàn toàn không phải là điều tình cờ, chiếc F/A-18 của Mỹ đã nhận được lệnh phải bắn rơi chiếc máy bay Syria “ngay và luôn”, bất kể nó đã thực hiện các phi vụ ném bom hay chưa.

F/A-18 chưa hề bắn trúng chiếc Su-22 Syria

Mary Walsh bình luận trên kênh truyền hình CBS rằng, mặc dù chiếc Su-22 Syria đã bị bắn rơi nhưng cũng phải thừa nhận là đại tá Ali Fahd đã làm mọi thứ có thể với chiếc máy bay chuyên tấn công mặt đất, được chế tạo từ thời chiến tranh lạnh, hoàn toàn không có radar.

Hoa Kỳ đã giới thiệu AIM-9X là một tên lửa không đối không cực kỳ tiên tiến, được thiết kế để vượt qua các tên lửa có khả năng điều khiển tinh vi của Liên Xô/Nga, hiện trang bị trên các chiến đấu cơ tiên tiến hơn Su-22 như máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27, Su-30….

Thế nhưng, trong điều kiện hoàn toàn bị động, đại tá Ali Fahd đã có thể né tránh quả tên lửa đầu tiên và suýt thoát khỏi quả thứ hai. Quả AIM-9X thứ 2 với cả đầu dẫn Laser+Hồng ngoại cũng chỉ phát nổ gần chiếc Su-22M4 của Ali Fahd chứ cũng không trực tiếp bắn trúng được nó.

Nhật Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-dung-aim-9x-sidewinder-lap-muu-quyet-diet-su-22-syria-3337741/