Mỹ thiệt hại gì từ hành động của Putin ở Crưm?

Nỗ lực xác nhận ảnh hưởng và lợi ích Nga ở Crưm của ông Putin dù kết thúc thắng lợi hay thất bại đều vẫn khiến cho tình hình ở Trung Đông vốn đã khó khăn trở nên phức tạp hơn nhiều.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Tổng thống Mỹ Barack Obama điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về Ukraina hôm 1/3.

Dù Putin thắng hay thua ở Ukraina, chắc chắn khả năng Nga có thể là một đối tác đáng tin cậy cho Mỹ sẽ suy giảm nhanh chóng. Và điều đó càng cho thấy một sự thật rõ ràng: Khi nói đến các vấn đề cốt lõi mà Mỹ đang đối mặt ở Trung Đông, Mỹ phải tập trung vào hậu quả, chứ không phải giải pháp, và phải thật sự khéo léo về những gì có thể góp phần gây ra chúng.
Bạn bè của Nga
Với Syria, nếu các sự kiện ở Ukraina mang lại chiến thắng của Putin thì nó sẽ càng khuyến khích Tổng thống Bashar al-Assad và chứng tỏ uy tín của Nga đang tăng cao.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Putin đã can thiệp và sử dụng ngoại giao để ngăn một phản ứng quân sự của Mỹ nhằm vào chính quyền Assad. Giờ đây, Putin đối mặt với cộng đồng quốc tế và sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các lợi ích Nga ở Ukraina. Rõ ràng là nhà lãnh đạo Nga không sẵn sàng làm điều đó cho Syria. Nhưng một Moscow thắng thế, đặc biệt là khi đứng trước các "ranh giới đỏ" của phương Tây, sẽ càng khiến Tổng thống Syria tin ông đã đặt cược vào đúng đồng minh.
Một Putin chiến thắng - duy trì ảnh hưởng lớn của Nga ở Ukraina - sẽ càng khiến nước Nga mạnh mẽ hơn và độc lập hơn trong vai trò đối tác và đồng minh trong mắt các nhà lãnh đạo ở Syria, và có thể cả ở Iran.
Mặc dù Iran gần như không phụ thuộc vào Moscow như Syria, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đang quan sát cuộc khủng hoảng và cách thức Nga xử lý khi đối đầu với cả phương Tây. Những người cứng rắn ở Tehran sẽ rút ra kết luận cho riêng họ, về ranh giới hành động trong duy trì các khát vọng hạt nhân.
Nga chưa bao giờ có ác cảm như Mỹ trước khả năng Iran có thể trở thành một quốc gia vũ khí ngưỡng hạt nhân. Iran sẽ cắt bỏ thỏa thuận của nước này với Mỹ về vấn đề hạt nhân nếu như họ đạt đúng thời điểm, dù Putin nghĩ gì. Nhưng do bất hòa lâu nay về một hiệp ước toàn diện nên nếu ngoại giao thất bại, nhiều khả năng Tehran sẽ dựa vào Nga để vô hiệu hóa hành động trừng phạt ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và ngăn chặn Mỹ sử dụng vũ lực.
Còn nếu Putin thất bại ở Ukraina thì điều này cũng không giúp ích gì cho Trung Đông, trừ phi cuộc khủng hoảng bằng cách nào đó lại hóa thành một cú đòn knockout đối với ông chủ điện Kremlin.
Một Putin bị chế ngự thậm chí có khi còn khó hơn trong hợp tác với cộng đồng quốc tế về các vấn đề Trung Đông.
Nhưng dù thế nào thì người Nga cũng đã quyết tâm chống lại các giải pháp của Mỹ cho các vấn đề Trung Đông mà dường như chỉ là một loại hòa bình kiểu Mỹ và loại trừ Nga.
Phản ứng trước các nỗ lực của phương Tây - can thiệp vào những gì Putin xem như tầm ảnh hưởng của Nga và chống đối Moscow - sẽ tạo ra một cuộc Tiểu chiến tranh Lạnh mà có thể sẽ đóng băng một sự hợp tác Nga - Mỹ trên diện rộng.
Các nước nhỏ
Vượt lên trên điều đó, nếu Moscow thành công trong ý đồ của mình ở Ukraina thì các cường quốc nhỏ hơn sẽ ghi nhớ điều này, đặc biệt là những quốc gia mà lợi ích của họ có thể xung đột với Mỹ và phương Tây.
Nga không phả là một cường quốc nhỏ. Nhưng nước này đang đối đầu với cả Mỹ và phương Tây. Và đối với các cường quốc nhỏ hơn thì cách thức "lớn" phản ứng khi đối đầu với một thách thức từ "nhỏ" có thể sẽ giúp họ rút ra bài học. Và người Syria, Iran hay Triều Tiên sẽ chú ý cách xử lý của phương Tây.
Sẽ không thể là một điều tốt đẹp cho Mỹ nếu Nga hành động ở Ukraina mà không phải chịu hậu quả.
Israel không phải là bạn của Nga nhưng cũng không phải kẻ thù của Mỹ. Nhưng người Israel đã thấy rõ những lời của Mỹ có nghĩa thế nào trước quyết tâm của Tel Aviv tiếp tục chính sách định cư, và cả việc Mỹ đe dọa sử dụng vũ lực ở Syria, hoặc thậm chí cả Iran. Và họ sẽ kết luận rằng những lời lẽ đó có ý nghĩa chẳng đáng là bao.
Hình ảnh của Mỹ
Trong những năm qua, Mỹ đã gặp rắc rối trong vấn đề bảo vệ uy tín của nước này. Tín nhiệm xuất phát từ sự đáng tin - và khi một tổng thống nói về chính sách, ông sẽ tận dụng những ngôn từ của mình, nếu cần phải như vậy.
Và nếu không ai phải trả giá hoặc chịu hậu quả từ việc nói Không với Mỹ, thì tín nhiệm của Washington sẽ chỉ bằng 0. Cùng lúc đó, nếu Mỹ cố gắng duy trì tín nhiệm bằng cách làm những điều ngớ ngẩn thì chính nước này sẽ hủy hoại những gì họ đang nỗ lực bảo vệ.
Tín nhiệm của chính quyền Obama hiện nay đang ở mức rất thấp. Tất cả những ai nói Không với Mỹ thì dường như đều không phải chịu hậu quả: al-Assad; Putin; Hamid Karzai (Afghanistan), Kim Jong-un (Triều Tiên) và cả Tổng thống Nuri al-Maliki của Iraq.
Mỹ dường như còn nhận được cả câu trả lời kiểu như "vâng, nhưng mà" từ những người bạn và đồng minh như Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Một phần điều đó là do Mỹ đặt ra những kỳ vọng quá cao, hiểu sai về thế giới này, đánh giá thấp mức độ của những cường quốc nhỏ, và nó cũng xuất phát từ thực tế rằng hiện nay Mỹ không kiểm soát thế giới và cũng chưa từng làm điều đó.
Thanh Hảo(Theo CNN)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/164001/my-thiet-hai-gi-tu-hanh-dong-cua-putin-o-crum-.html