'Nằm lòng' 4 loại vạch kẻ đường gây tranh cãi này ở Việt Nam

Hãy nắm vững ý nghĩa của 4 loại vạch kẻ đường dưới đây để tham gia giao thông an toàn hơn.

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và Vạch đứng.

Hãy nắm vững ý nghĩa của 4 loại vạch kẻ đường được chia sẻ bởi Vnexpress dưới đây để tham gia giao thông an toàn hơn.

Hai vạch vàng song song

Đây là vạch kẻ phân chia làn đường theo hai chiều xe chạy trên đường quốc lộ, là những đoạn được chạy với tốc độ tối đa lớn hơn 60 km/h. Với những đường trong thành phố, vạch tương tự nhưng có màu trắng. Vạch liền song song tức xe ở cả hai chiều đều không được đè vạch, vượt, lấn làn.

Vạch trắng hình con thoi

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường: Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Vạch mắt võng tại ngã tư

Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là MŨI TÊN chỉ phần đường rẽ phải.

Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện KHÔNG được phép đi vào vùng vạch này.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/nam-long-4-loai-vach-ke-duong-gay-tranh-cai-nay-o-viet-nam-d144367.html