Nắng nóng kéo dài làm bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến

Mặc dù mới chỉ là đợt nắng nóng đầu tiên nhưng đã khiến cho nhiều bệnh nhân phải nhập viện do đột quỵ nhất là đối với người cao tuổi cần phải hết sức cẩn thận.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 230.000 ca bị đột quỵ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ tháng 5 - 10/2017 sẽ có khoảng 6 - 8 đợt nắng nóng với mức nhiệt phổ biến từ 38 - 40 độ C.

Tuy nhiên, trong đợt nắng nóng vừa qua, nhiệt độ tại Hà Nội đã hơn 41 độ C, cá biệt trong ba ngày 3 - 5/6, nhiệt độ có lúc trên 42 độ C, ảnh hưởng đến đời sống người dân, trong đó lượng bệnh nhân mắc các bệnh do nắng nóng đến khám và điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tăng vọt. Trong đó có nhiều bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ do không chịu được cái nóng của thời tiết.

TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền – Phó trưởng khoa Khám bệnh (BV Lão khoa Trung ương) cho biết, tình trạng nắng nóng kéo dài trong thời gian qua khiến bệnh nhân lớn tuổi đến khám gia tăng đáng kể. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não rất cao đối với người cao tuổi, theo TTXVN đưa tin.

Nắng nóng số lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng. Ảnh: TTXVN

Bác sĩ Huyền thông tin tiếp, nếu như những ngày bình thường, khoa chỉ tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân/ ngày. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng những ngày qua khoa Khám bệnh phải làm việc hết công suất và đón khoảng 400 bệnh nhân/ngày. Bệnh nhân đến khám chủ yếu là các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.

Liên quan tới tình trạng bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam, phó giáo sư Nguyễn Hoàng Ngọc - Giám đốc Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho hay, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ trong thời gian gần đây ở Việt Nam tăng lên đáng kể. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến các bệnh viện gần như luôn trong tình trạng quá tải.

Bác sỹ Ngọc phân tích, tại một số bệnh viện lớn, bệnh nhân bị đột quỵ đến điều trị rất đông, chẳng hạn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Tính hàng năm có khoảng 230.000 ca mắc đột quỵ mới và ước tính ngành y tế Việt Nam chi phí khoảng 48 triệu USD/năm.

Đột quỵ có thể gây tử vong

Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).

Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch. Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não.Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đột quỵ do nắng nóng có thể dẫn tới tử vong người dân cần thận trọng. Ảnh minh họa

Theo phó giáo sư Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai), số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, viêm phổi, co cứng, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…

Đặc biệt, chỉ có 20-30% số bệnh nhân sau điều trị tự đi lại phục vụ bản thân, 20-50% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày, 15-25% bệnh nhân đột quỵ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Cách xử lý khi bị đột quỵ

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).

Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch. Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó, khi gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 380C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị. Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.

Những nguyên tắc 'bất di bất dịch' để tránh bị đột quỵ

Để đảm bảo, hạn chế nguy cơ đột quỵ, người cao tuổi cần hết sức lưu ý, tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, cố gắng uống đủ nước dù ít cảm giác khác, đeo kính chống chói mắt.

Một nguyên tắc không thể quên đó là phải uống đủ nước. Không đợi khát mới uống và không nên uống thức uống có cồn.

Cũng cần phải chú ý chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng để phòng bệnh.

Khi ra ngoài trời nắng, người cao tuổi nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát như cotton.

Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/nang-nong-keo-dai-lam-benh-nhan-dot-quy-tang-dot-bien-d122799.html