NASA vừa phát hiện 10 hành tinh tương tự Trái đất, con người có thể định cư

10 hành tinh này là đá, có kích thích tương tự Trái đất và quan trọng nhất là chúng có thể cư ngụ được.

Các nhà khoa học của NASA đã công bố việc phát hiện ra 219 vật thể mới ở bên ngoài hệ Mặt trời và đây hầu như là các hành tinh. Hơn nữa, 10 trong số những hành tinh này là đá, có kích thích tương tự Trái đất và quan trọng nhất là con người có thể cư ngụ được.

Dữ liệu này có được trong nhiệm vụ không gian dài hơi để tìm kiếm những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Từ tháng 3.2009 đến tháng 5.2013, người ta đã tìm được 145.000 ngôi sao giống như Mặt trời trong một phần nhỏ của bầu trời đêm gần chòm sao Cygnus.

Hầu hết các ngôi sao ở đây đều cách Trái đất hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm ánh sáng, vì vậy sẽ rất hiếm cơ hội để con người có thể ghé thăm nơi đây - chí ít là trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, dữ liệu có thể cho các nhà thiên văn biết các hành tinh giống Trái đất ở đây phổ biến như thế nào, và đây có thể là cơ hội tốt để tìm kiếm những dạng sống thông minh ngoài Trái đất.

NASA phát hiện hành tinh giống Trái đất (Ảnh: NASA)

Susan Thompson, nhà khoa học thuộc Viện SETI, cho biết: "Khi quan sát kính viễn vọng, chúng tôi đã đếm được các hành tinh tương tự như Trái đất trên bầu trời. Với những dữ liệu hiện có, chúng ta có thể tin rằng đâu đó trong thiên hà này có những nơi mà chúng ta sẽ gọi là “nhà”.

10 ứng cử viên mới nâng tổng số hành tinh giống Trái đất mà các nhà khoa học đã khám phá ra trước đó lên đến 49 hành tinh, Thompson nói. Nếu một trong hai hành tinh này có bầu khí quyển ổn định, thậm chí nó còn có thể chứa cuộc sống ngoài hành tinh.

Các nhà khoa học chưa thể dự đoán quá nhiều về 10 hành tinh mới, ngoại trừ là chúng có kích thước gần bằng Trái đất và có quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao. Ở đây có thể chứa nước và các chất lỏng – không bị đóng băng hoặc đun sôi.

Mặc dù vậy, điều này vẫn không đảm bảo rằng các hành tinh này thực sự có thể sinh sống. Ngoài việc có một bầu khí quyển ổn định, còn nhiều thứ khác cũng cần thiết cho sự cư ngụ và phát triển của các dạng sống.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng có hàng trăm, hàng nghìn những hành tinh giống như Trái đất ở ngoài kia đang đợi chúng ta tìm thấy. Vì kính thiên văn của chúng ta chỉ có thể quan sát được những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời khi chúng đi qua hoặc ở phía trước ngôi sao của chúng ta, nên khoa học đã bỏ lỡ rất nhiều hành tinh khác.

Phương pháp để phát hiện các hành tinh mà các nhà khoa học sử dụng, liên quan đến việc tìm kiếm sự suy giảm trong độ sáng của ngôi sao. Chúng xảy ra khi một hành tinh ngăn chặn một phần ánh sáng của ngôi sao (tương tự như Mặt trăng che khuất Mặt trời).

Hầu hết các hành tinh có quỹ đạo nằm trên cùng một đĩa hoặc mặt phẳng, và mặt phẳng đó hiếm khi được căn chỉnh với Trái đất. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học chỉ có thể nhìn thấy một phần của các hệ Mặt trời xa xôi.

Mặc dù những thách thức này, phát hiện mới của NASA đã tiết lộ sự tồn tại của 4.034 hành tinh tiềm năng, với 2.335 trong số đó được xác nhận là những hành tinh nằm bên ngoài hệ Mặt trời. Và những thế giới này chỉ chiếm 0,25% những hành tinh của bầu trời đêm.

Mario Perez - nhà khoa học của chương trình Kepler tại NASA, nói: "Trên thực tế, chúng ta cần đến tận 400 kính thiên văn Kepler để che phủ toàn bộ bầu trời".

Benjamin Fulton, nhà thiên văn học thuộc Đại học Hawaii tại Manoa và Viện Công nghệ California cho biết: Những hành tinh lớn nhất dường như là hoàn toàn mới, và chúng được gọi là "mini-Neptunes".

Kích thước của những hành tinh này nằm giữa kích thước của Trái đất và những hành tinh khí gas khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta, và có lẽ đây là những loại hành tinh chiếm số lượng nhiều nhất trong vũ trụ. "Siêu Trái đất” là những hành tinh bằng đá có kích thước lớn gấp 10 lần Trái đất của chúng ta và chúng cũng rất phổ biến.

Chỉ có 49 trong số hàng nghìn ứng cử viên tiềm năng mà NASA phát hiện được có kích thước giống Trái đất, tuy nhiên khám phá này cũng đủ làm rung chuyển giới khoa học: Điều này có nghĩa là có hàng tỉ hành tinh như vậy tồn tại trong dải ngân hà.

Đây là một con số rất nhỏ, cực kì nhỏ mà thôi", Courtney Dressing - nhà thiên văn học tại Caltech nói.

Kính thiên văn Kepler đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu của nhiệm vụ đầu tiên vào tháng 5 năm 2013 và nó đã mất của các nhà khoa học nhiều năm để phân tích thông tin.

Thompson cho biết, cuộc phân tích dữ liệu của Kepler lần này có lẽ là lần cuối cùng. Kepler sẽ kết thúc nhiệm vụ quan sát của mình vì phần cứng của nó đã bị hư hại - làm hạn chế khả năng nhắm vào một khu vực của bầu trời đêm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có kế hoạch dự phòng – gọi là sứ mệnh K2, nó được bắt đầu vào tháng 5 năm 2014. K2 sẽ tận dụng những dữ liệu mà Kepler đã thu thập được để nghiên cứu nhiều vật thể trong vũ trụ, bao gồm các siêu tân tinh, sao mới, sao chổi và thậm chí các tiểu hành tinh.

Bích Trâm (Sciencealert)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-vua-phat-hien-10-hanh-tinh-tuong-tu-trai-dat-con-nguoi-co-the-dinh-cu-c7a540447.html