Nền hành chính đâu phải chỉ cần có hai người

Những ngày vừa qua, người dân ở TP.HCM và nhiều nơi khác rất phấn khởi vì những việc làm táo bạo, quyết đoán của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trong việc tìm đầu ra cho sữa bò của bà con sống và nuôi bò sữa ở Củ Chi, cũng như những phát ngôn gây nhiều cảm tình cho doanh nghiệp và người dân thành phố này của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong như “Không thể chấp nhận sự chậm trễ, quan liêu ở bất cứ đơn vị nào làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của TP.HCM.

"Sự trì trệ ở bất cứ bộ phận nào mà doanh nghiệp thấy bức xúc cứ gọi cho tôi”. Việc cung cấp số điện thoại nóng gọi trực tiếp cho Bí thư Thành ủy là sang kiến hay và giải tỏa sự bế tắc lâu nay của người dân. Một đợt ra quân rầm rộ của những người có trách nhiệm mà ai cũng hài lòng,và ai ai cũng hy vọng vào một năm tươi sáng, dễ thở. Từ những công dân thành phố đến dân nhập cư, từ anh buôn bán nhỏ đến doanh nghiệp lớn hy vọng nhiều thay đổi để cởi trói cho người dân , tạo đà phát triển cho TP.HCM cũng như giải quyết các vấn đề an sinh, an ninh cho mỗi người khi ra đường. Chưa khi nào sự phấn khích đến với người dân sống ở TP.HCM như lúc này.

Mặt được là như vậy, song ai cũng nhận thấy sự đối lập của vấn đề các lãnh đạo trực tiếp ra tay xử lý sự việc cụ thể. Những lo lắng của doanh nghiệp trong cơ chế làm ăn, những lo lắng của người dân trong cuộc sống thường ngày như an ninh trật tự, những bữa cơm an toàn sao nay rầm rộ vậy. Vấn đề này đâu có xa lạ gì? Hay trước nay không ai quan tâm? Hoàn toàn không, tôi nghĩ chắc chỉ là do quan tâm chưa đủ thôi. Sự kỳ vọng là có đối với những lãnh đạo mới của TP.HCM, nhưng tại sao người dân tin vào những lãnh đạo mới như vậy? Thiết nghĩ, bởi họ “dám” nói và bước đầu đã giải quyết được vài trường hợp cụ thể và đang cố gắng thể hiện sự cống hiến sự của họ trong cương vị mình.

Thế, chả lẻ cả thành phố chỉ có hai người làm việc thôi sao? Chắc là không rồi. Nhưng vì đâu mà đội ngũ công chức lu mờ đến độ đển nay phải viện đến trực tiếp Bí thư cùng Chủ tịch thành phố trực tiếp đốc thúc! Có lẽ rằng, toàn thể đội ngũ trước nay ì ạch chậm trễ, quen thói hà sách người dân, bao che những sai lầm lẫn nhau . Thiếu năng động và gần dân như vụ bán sữa cho nhà máy Vinamilk mà một điển hình là ông Chủ tich huyện Củ Chi không có số điện thoại của nơi dân bán sữa thì làm sao biết được nỗi khó nhăn cần tháo gỡ của người dân.

Lãnh đạo mới của thành phố có quyền và có trách nhiệm bổ sung ê kíp làm việc riêng của mình, và ngược lại phải loại bỏ cán bộ là những điểm nút gây trì trệ trong nền hành chính. Chính ông Chủ tịch Phong đã nói ““Nơi nào xảy ra vụ việc mà phải thanh tra, kiểm tra, tôi đề nghị trước hết thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu. Cán bộ đã nhận nhiệm vụ thì phải làm cho đàng hoàng, ai thấy mình không đảm đương nổi thì xin thôi". Người dân rât mong ông nói và làm được!.

Nhưng, không thể nào và không nên chút nào khi phải có một thư ký nào đó trực tiếp nhận các cuộc điện thoại rồi sau đó báo cáo lãnh đạo, rồi lãnh đạo chỉ đạo cấp dưới rà soát kiểm tra xử lý...đây là một hướng đi ngược!/Xin nói rằng việc tiếp nhận điện thoại trực tiếp từ người dân lên Bí thư hay Chủ tịch không sai, nhưng không nên thường xuyên, có chăng chỉ nên tạm thời và khi cần thiết nhất. Lãnh đạo hãy trao quyền và song hành với đó là trách nhiệm cụ thể cho những người dưới quyền thực thi nền hành chính công.

Hiểu một cách đơn giản là gắn trách nhiệm cho những người trực tiếp và liên quan kèm những chế tài không thể thoái thác với phận vụ của mình, từ đó tạo áp lực để họ cực lực làm việc xứng đáng với kỳ vọng của người dân./Khi nào thư ký của lãnh đạo ít nghe người dân gọi đến thì tôi tin là họ đã có niềm tin vào đội ngũ công chức đã thực thi đầy đủ nền hành chính công. Mong các ông giữ vững những nhiệt huyết như những ngày vừa qua chứ đừng như cơn gió thoảng qua trong những ngày đầu.

NGUYỄN MINH THANH
HƯNG LONG, BÌNH CHÁNH - TP.HCM.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/dien-dan-ban-doc/nen-hanh-chinh-dau-phai-chi-can-co-hai-nguoi-523274.bld