Nga có Iskander-K mạnh hơn Tomahawk, Mỹ- Trung nhìn nhau cùng đề phòng

Nga phát triển thành công phiên bản tên lửa hành trình mặt đất Iskander-K còn mạnh hơn cả phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất của Mỹ. Điều này khiến Mỹ và Trung Quốc lo ngại.

 Được phát triển trên nền tảng của Iskander-M, hệ thống tên lửa hành trình mặt đất Iskander-K còn đáng sợ hơn phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất của Mỹ rất nhiều.

Được phát triển trên nền tảng của Iskander-M, hệ thống tên lửa hành trình mặt đất Iskander-K còn đáng sợ hơn phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất của Mỹ rất nhiều.

Tầm bắn xa, khả năng tấn công chính xác, khó đánh chặn là những gì mà người ta nói về hệ thống Iskander-K của Nga.

So với phiên bản chính, hệ thống tên lửa hành trình Iskander-K trang bị đạn nhỏ gọn hơn nhưng lại có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn.

Iskander-K sử dụng đạn tên lửa hành trình R-500, đây là loại tên lửa có thể lắp cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân khi cần thiết, biến chúng thành một vũ khí cực kỳ đáng sợ.

Đạn tên lửa R-500 có thể mang đầu đạn nặng tới 500kg, tầm bay của tên lửa từ 500 tới 1.00km, có những biến thể đặc biệt có thể bay quãng đường lên tới 2.500km

Tuy có thể bay quãng đường cực xa, nhưng độ sai số mục tiêu lại cực thấp, chỉ vào khoảng 5-7m.

Nhiều chuyên gia còn cho biết có thể Iskander K sẽ có vận tốc tối đa lên tới Mach 5, tức gấp hơn 5 lần phiên bản Tomahawk của Mỹ.

Trần bay của tên lửa rất cao, lên tới 50km.

Với vận tốc và trần bay này, việc đánh chặn loại tên lửa này trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Tên lửa có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ trong 16 phút.

Hệ thống ống phóng tên lửa được đặt trên xe chuyên dụng. Xe được trang bị động cơ YaMZ-846 có công suất 500 mã lực. Xe đạt tốc độ tối đa lên tới 70km, tầm hoạt động lên tới 1000km

Với đặc điểm gọn nhẹ, hệ thống Iskander-K dễ dàng vận chuyển và ngụy trang.

Đạn tên lửa R-500 bắt đầu được phát triển vào năm 1996 và phóng thành công năm 2007. R-500 được thiết kế dựa trên tên lửa hành trình RK-55 của Liên Xô. Loại tên lửa này theo kế hoạch được đưa vào phục vụ vào năm 1987, tuy nhiên do hiệp ước INF ký kết về việc giới hạn việc phát triển tên lửa tầm trung của Nga và Mỹ nên nó đã bị hủy bỏ. Với việc phát triển thành công Iskander-K cho thấy hệ thống này ít nhiều sẽ làm Mỹ và Trung Quốc đứng ngồi không yên.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/nga-co-iskanderk-manh-hon-tomahawk-my-trung-nhin-nhau-cung-de-phong/734803.antd