Nga-Thổ sau vụ ám sát Đại sứ: Nghi bàn tay phương Tây

Việc Đại sứ Nga tử mạng vì một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ khi quan hệ đang khởi sắc khiến Ankara đổ lỗi cho Mỹ và phương Tây.

Tối ngày 19/12, một vụ nổ súng đã gieo kinh hoàng cho cả 2 quốc gia Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khi một cảnh sát chống bạo động là Mevlüt Mert Altıntas, sinh năm 1994 bắn chết Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrey Karlov.

Trước khi bắn 8 phát đạn vào vị Đại sứ Nga khi ông đang phát biểu tại buổi triển lãm ảnh "Từ Kaliningrad đến Kamchatka dưới mắt du khách" của Nga, tay súng đã hô tô: "Đừng quên Aleppo, đừng quên Syria" trước sự chứng kiến của nhiều người.

Tên sát nhân sau đó hô to bằng tiếng Ả Rập "Allahu akbar (có nghĩa là "Đấng tối cao vĩ đại"), chúng ta là người nối dõi của những người ủng hộ Nhà tiên tri Muhammad, vì thánh chiến".

Trước khi bị bắn chết và làm bị thương 3 cảnh sát, tay súng đã trèo lên tầng 2 và đấu súng suốt 15 phút.

Video: Sát nhân bắn chết Đại sứ Nga tại triển lãm ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ nổ súng khiến phương Tây nhanh chóng lên án, gọi cuộc tấn công là "hèn nhát" và hy vọng sớm đưa thủ phạm ra trước công lý.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết một trong những lời chia buồn đầu tiên đến từ đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết ông sốc bởi "vụ giết người đê hèn" nhắm vào đại sứ Nga và lên án "cuộc tấn công hèn nhát" đó.

"Chúng tôi lên án hành động bạo lực này bất kể nguồn gốc của hành động đó. Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng tôi xin hướng về nạn nhân và gia đình của họ" - phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby thông báo.

Đại sứ Mỹ tại Ankara John R. Bass cũng lên án cuộc "tấn công ghê tởm" nhằm vào ông Karlov.

"Không có gì để biện minh cho một hành động "ghê tởm" như vậy" - tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg viết trên Twitter, gởi lời chia buồn của ông đến gia đình đại sứ Karlov và toàn thể người dân Nga.

Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết Đại sứ Nga.

Khác với lần xảy ra cuộc bạo động ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải lên truyền hình để kêu gọi người dân chống lại lật đổ và không hề nhận được sự đoái hoài của phương Tây, lần này, diễn biến sự việc đã khác.

Trong khi giới chức sắc và ngoại giao phương Tây hướng sự chú ý về diễn biến sự việc vốn đã xong xuôi vì hung thủ đã chết, Ankara có chiều hướng dồn sự chú ý tới "hung thủ" của vụ nổi dậy lần trước - Giáo sỹ Muhammet Fethullah Gullen, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Thị trưởng thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Melih Gökçek nghi vấn tay súng bắn chết Đại sứ Nga tại Syria là thành viên lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara và sẽ có liên hệ với mạng lưới của Giáo sỹ Gulen.

Cha, mẹ và chị gái của Altintas hiện đang bị tạm giữ tại quê nhà Soke ở tỉnh Aydin để phục vụ công tác điều tra.

Hiện vẫn chưa rõ động cơ gây án của Altintas, tuy nhiên nhiều nghi vấn đã được đặt ra liên quan đến việc kẻ tấn công đã hô nhiều khẩu hiệu Hồi giáo sau khi bắn Đại sứ Karlov.

Đại sứ Nga chuẩn bị phát biểu tại triển lãm Andrey Karlov.

Dù Giáo sỹ này sau đó đã tuyên bố không hề là nguyên nhân gây ra vụ nổ súng đối với Đại sứ Nga.

Ông gọi vụ tấn công là “hành động khủng khiếp của kẻ khủng bố", và kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng công bố tất cả thông tin liên quan tới kẻ giết người.

Vụ tấn công xảy ra ngay giữa khi quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ đang xuôi chèo mát mái và vụ tấn công xảy đến rõ ràng tạo một điều kiện cho thấy Ankara có thể nghi ngờ thế lực Mỹ và phương Tây đứng sau, nhất là khi cuộc chiến ở Aleppo được Nga- Thổ - Syria dàn xếp ổn thỏa.

Hôm 17/12, các bên ở Aleppo đã thực hiện xong nghĩa vụ đàm phán, hoàn tất việc sơ tán những khu vực do phiến quân nắm giữ ở Đông Aleppo.

Các thủ lĩnh của phe nổi dậy Al-Farouk Abu Bakr cho biết tương lai của thỏa thuận bao gồm việc sơ tán ở 2 ngôi làng của người Shi'ite bị phe nổi dậy bao vây, sơ tán người bị thương khỏi 2 thị trấn bị các lực lượng thân chính phủ bao vây gần biên giới với Lebanon và sơ tán toàn bộ tại khu vực do phiến quân nắm giữ ở Đông Aleppo.

Đến ngày 18/12, Tổng thống Nga và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ còn có cuộc điện đàm để bàn luận về tình hình hòa bình ở Syria.

Tên sát nhân làm bị thương nhiều cảnh sát.

Trong khi đó, ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã bày tỏ sự đồng tình về phía Thổ Nhĩ Kỳ, mô tả vụ việc là hành động cố gây hại mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ và cản trở tiến trình hòa bình tại Syria, nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng chủ động thúc đẩy giải quyết xung đột.

Ông Putin nói đã đồng ý trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng các nhà điều tra Nga sẽ đến Ankara để tham gia điều tra.

Đồng nội tệ Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ, kinh tế trượt dài

Có thể nói, quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên sẽ không ảnh hưởng nhiều sau vụ ám sát Đại sứ Nga tại Syria.

Song thị trường nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ không được như vậy. Đồng lira hôm nay có lúc mất giá 0,6%, xuống 3,526 lira một USD. Tổng cộng cả năm, nội tệ Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 20% so với USD.

Theo ông Steve Hanke - Giám đốc Troubled Currencies Project tại Viện nghiên cứu Cato, con số này đã đủ lớn để được coi là khủng hoảng tiền tệ.

Bất ổn chính trị và khủng bố đã đẩy nền kinh tế quy mô 720 tỷ USD này vào nguy hiểm suốt nhiều tháng nay.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-tho-sau-vu-am-sat-dai-su-nghi-ban-tay-phuong-tay-3325396/