Nga thoát khỏi sự phụ thuộc Ukraine thế nào?

Quyết định cắt đứt quan hệ hợp tác với các ngành công nghiệp quốc phòng Nga của Ukraine hiện tại không còn ảnh hưởng đến Nga.

Ukraine tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ với Nga. Gần đây thông tin về việc chính phủ Ukraine đã thông qua nghị quyết chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Nga về việc xuất khẩu vũ khí sang quốc gia thứ 3. Đây là thông tin đã được tờ “Politika segodnya” dẫn lời lời Thủ tướng Ukraine.

Chính phủ Ukraina thông qua nghị quyết chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Nga về việc xuất khẩu vũ khí (Ảnh: Government.ru)

Theo đó, thỏa thuận này được ký kết vào mùa hè năm 2003 và có hiệu lực vào năm 2004, Moscow và Kiev đã đồng ý thảo luận về danh sách các loại vũ khí xuất khẩu cũng như tiến hành tham vấn sơ bộ liên quan đến việc ký kết các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

Sau sự kiện năm 2014 thỏa thuận này giữa Nga và Ukraine chỉ còn mang tính hình thức. Tất cả các mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Ukraine đã hầu như bị cắt đứt, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu khủng hoảng xã hội, ông Alexei Krivolapov nói.

Ông cho rằng, những năm gần đây Nga đã và đang cố gắng giải quyết những vấn đề phụ thuộc vào các công ty quốc phòng của Ukraine. Hiện tại Ukraine có hành động như thế nào cũng không gây thiệt hại nghiêm trọng đến quá trình sản xuất các loại trang thiết bị quân sự của Nga, ông Krivolapov khẳng định.

Ông cho biết rằng, trước đó Nga phải nhập một số trang thiết bị từ phía Ukraine, tuy nhiên hiện tại “các lỗ hổng” này đã được lấp đầy. Các công ty, nhà máy quân sự của Nga đã đạt được những thành công lớn trong việc tự sản xuất các thành phần phải nhập từ phía Ukraine hoặc tìm được đối tác mới cung cấp, cho phép họ hoàn toàn không phụ thuộc vào Ukraine.

Ví dụ trong dự án sản xuất trực thăng hợp tác với công ty Ukraine “Motor Sich” đã giảm sự phụ thuộc đáng kể. Ngoài ra, Nga cũng đã tự chủ trong việc sản xuất xe tăng và xe thiết giáp bọc thép ở các nhà máy Nizhniy Tagli (ngoại ô thủ đô Moscow) và không có liên quan gì đến với Kharkov (nhà máy cơ khí), ông Krivolapov nói.

Đối với việc sản xuất xe vận tải, dây chuyền sản xuất Kraz trên thực tế không còn liên quan gì tới Ukraine, chuyên gia nói thêm.

Theo ông Krivolapov, vấn đề lớn nhất trong hợp tác quân sự với Ukraine hay gọi là “nút thắt” chính là việc tạo ra động cơ máy bay và động cơ tên lửa. Trong thời gian huy hoàng của Liên Xô trước đây, hệ thống vũ khí của Ukraine đóng một vai trò vô cùng to lớn. Họ sở hữu các công ty lớn về sản xuất các bộ phận và linh kiện dành cho chúng. Tuy nhiên Nga cũng đã và đã và đang giải quyết được vấn đề này.

Rõ ràng sau 3 năm Ukraine ngừng cung cấp, sản xuất trang thiết bị quân sự cho Nga, hiện tai Nga cơ bản đã giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên điều Nga buộc phải lo ngại đó là Ukraine có thể bán các công nghệ, tư liệu về các loại trang thiết bị, vũ khí cho các nước ngoài. Những công nghệ này có liên quan đến Nga.

Chuyên gia quân sự Nga, Tổng biên tập của tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko tuyên bố rằng, quyết định chính thức này của Ukraine không có tác động đến Nga và cho đây là bước đi chính trị nhằm khẳng định thái độ tiêu cực và thù địch đối với Nga.

Trước đó vào tháng 6/2014 theo mệnh lệnh của người đúng đầu Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko đã nghiêm cấm hợp tác với các công ty của Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-thoat-khoi-su-phu-thuoc-ukraine-the-nao-3340919/