Ngắm vẻ nhộn nhịp 'trên bến dưới thuyền' tại cảng cá Quy Nhơn trước khi di dời

Hơn 600 tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và khu vực lân cận sẽ về neo đậu tại đầm Đề Gi, cảnh 'trên bến dưới thuyền' tại cảng cá 20 năm tuổi sẽ chỉ còn là ký ức.

Ngày 21/5, UBND tỉnh Bình Định ban hành đề án di dời toàn bộ tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và khu các vực lân cận trong trung tâm TP Quy Nhơn về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi (huyện Phù Cát). Việc di dời nhằm mục đích tạo điều kiện để có không gian cho phát triển du lịch biển.

Ngày 21/5, UBND tỉnh Bình Định ban hành đề án di dời toàn bộ tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và khu các vực lân cận trong trung tâm TP Quy Nhơn về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi (huyện Phù Cát). Việc di dời nhằm mục đích tạo điều kiện để có không gian cho phát triển du lịch biển.

Việc di dời đồng nghĩa việc Cảng cá Quy Nhơn đóng cửa sau hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động. Mọi hoạt động mưu sinh, tập kết tàu thuyền, giao thương kinh doanh hải sản của khu vực miền Trung sẽ được chuyển về đầm Đề Gi.

Việc di dời đồng nghĩa việc Cảng cá Quy Nhơn đóng cửa sau hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động. Mọi hoạt động mưu sinh, tập kết tàu thuyền, giao thương kinh doanh hải sản của khu vực miền Trung sẽ được chuyển về đầm Đề Gi.

Trong đề án, UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ di dời tàu thuyền neo đậu về đầm Đề Gi gồm các khu vực: Cảng cá Quy Nhơn; âu thuyền Phan Chu Trinh; khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh mở rộng ra đến công viên Quốc Thắng (dọc đường Đống Đa, TP Quy Nhơn); khu vực xã Nhơn Hải.

Trong đề án, UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ di dời tàu thuyền neo đậu về đầm Đề Gi gồm các khu vực: Cảng cá Quy Nhơn; âu thuyền Phan Chu Trinh; khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hà Thanh mở rộng ra đến công viên Quốc Thắng (dọc đường Đống Đa, TP Quy Nhơn); khu vực xã Nhơn Hải.

Thống kê ước tính hơn 600 tàu cá neo đậu tại TP Quy Nhơn sẽ thực hiện di dời và xả bản (phá tàu lấy phế liệu). Trong đó, 234 tàu cá di dời về khu neo đậu đầm Đề Gi, còn 368 chiếc xả bản.

Thống kê ước tính hơn 600 tàu cá neo đậu tại TP Quy Nhơn sẽ thực hiện di dời và xả bản (phá tàu lấy phế liệu). Trong đó, 234 tàu cá di dời về khu neo đậu đầm Đề Gi, còn 368 chiếc xả bản.

Cụ thể: Đối với các tàu cá dài từ 6 m trở lên, có đăng ký, đăng kiểm hành nghề khai thác thủy sản sẽ được di dời hoặc xả bản và chuyển đổi nghề. Đối với các tàu dưới 6 m và tàu không được đăng ký tàu cá hành nghề khai thác thủy sản sẽ thực hiện xả bản.

Cụ thể: Đối với các tàu cá dài từ 6 m trở lên, có đăng ký, đăng kiểm hành nghề khai thác thủy sản sẽ được di dời hoặc xả bản và chuyển đổi nghề. Đối với các tàu dưới 6 m và tàu không được đăng ký tàu cá hành nghề khai thác thủy sản sẽ thực hiện xả bản.

UBND tỉnh Bình Định chỉ thực hiện phương án di dời đối với các tàu cá mà chủ tàu có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại TP Quy Nhơn, các chủ tàu cá khác tự di dời đi nơi khác neo đậu.

UBND tỉnh Bình Định chỉ thực hiện phương án di dời đối với các tàu cá mà chủ tàu có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại TP Quy Nhơn, các chủ tàu cá khác tự di dời đi nơi khác neo đậu.

Cảng cá Quy Nhơn hay còn được gọi là Cảng Hàm Tử thuộc khu vực 6 và 7, phường Hải Cảng (TP. Quy Nhơn, Bình Định) được đầu tư lại kiên cố, hoàn thành và chính thức đi vào sử dụng vào năm 2003. Đây là điểm mưu sinh của ngư dân và người dân thành phố, là điểm tập kết tàu thuyền, giao thương kinh doanh hải sản của khu vực miền Trung.

Cảng cá Quy Nhơn hay còn được gọi là Cảng Hàm Tử thuộc khu vực 6 và 7, phường Hải Cảng (TP. Quy Nhơn, Bình Định) được đầu tư lại kiên cố, hoàn thành và chính thức đi vào sử dụng vào năm 2003. Đây là điểm mưu sinh của ngư dân và người dân thành phố, là điểm tập kết tàu thuyền, giao thương kinh doanh hải sản của khu vực miền Trung.

Cảng cá luôn nhộn nhịp, tất bật cảnh người dân, tàu thuyền cập bến đưa hải sản đánh bắt vào bờ, tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ và sơ chế, bảo quản hải sản để cung ứng cho thị trường trong tỉnh, cho miền Trung, khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia...

Cảng cá luôn nhộn nhịp, tất bật cảnh người dân, tàu thuyền cập bến đưa hải sản đánh bắt vào bờ, tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ và sơ chế, bảo quản hải sản để cung ứng cho thị trường trong tỉnh, cho miền Trung, khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia...

Để phục vụ công tác di dời, UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ di dời tàu cá neo đậu. Trong đó có các chính sách như: hỗ trợ di dời tàu cá (hỗ trợ mua đất ở theo giá nhà nước); hỗ trợ tiền trông giữ tàu cá; hỗ trợ xả bản tàu cá và chuyển đổi nghề cho ngư dân; hỗ trợ ổn định cuộc sống; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong cảng cá Quy Nhơn…

Để phục vụ công tác di dời, UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ di dời tàu cá neo đậu. Trong đó có các chính sách như: hỗ trợ di dời tàu cá (hỗ trợ mua đất ở theo giá nhà nước); hỗ trợ tiền trông giữ tàu cá; hỗ trợ xả bản tàu cá và chuyển đổi nghề cho ngư dân; hỗ trợ ổn định cuộc sống; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong cảng cá Quy Nhơn…

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định sẽ đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng cá Đề Gi, khu neo đậu tàu thuyền tại khu vực đầm Đề Gi và khu tái định cư Vĩnh Lợi ( huyện Phù Mỹ).

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định sẽ đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng cá Đề Gi, khu neo đậu tàu thuyền tại khu vực đầm Đề Gi và khu tái định cư Vĩnh Lợi ( huyện Phù Mỹ).

Trong đó, cảng cá Đề Gi sẽ được đầu tư mở rộng lên khoảng 4 ha, xây dựng cầu đứng dài khoảng 300 m, xây dựng nhà phân loại cá. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đề Gi.

Trong đó, cảng cá Đề Gi sẽ được đầu tư mở rộng lên khoảng 4 ha, xây dựng cầu đứng dài khoảng 300 m, xây dựng nhà phân loại cá. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đề Gi.

Khu neo đậu tàu thuyền sẽ được thực hiện theo dự án khu neo đậu tránh trú bão đầm Đề Gi đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt. Khu tái định cư Vĩnh Lợi sẽ ưu tiên thực hiện trước khoảng 5 ha để bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền từ TP Quy Nhơn về đầm Đề Gi.

Khu neo đậu tàu thuyền sẽ được thực hiện theo dự án khu neo đậu tránh trú bão đầm Đề Gi đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt. Khu tái định cư Vĩnh Lợi sẽ ưu tiên thực hiện trước khoảng 5 ha để bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền từ TP Quy Nhơn về đầm Đề Gi.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ngam-ve-nhon-nhip-tren-ben-duoi-thuyen-tai-cang-ca-quy-nhon-truoc-khi-di-doi-ar872477.html