Ngân hàng trung ương các nước lớn hợp tác cứu tín dụng

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng trung ương các nước Anh, Canada và Thụy Sĩ đã đồng ý cùng phối hợp bơm nhiều tỷ USD cứu thị trường tín dụng. Riêng FED công bố bơm thêm 200 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính, nhất là tín dụng.

nh137 vào hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính, nhất là tín dụng. Tin tức này lập tức đã khiến chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ tăng 3,55% vào phiên đóng cửa (sáng 12-3, giờ VN), mức cao nhất trong 5 năm qua. Trong các thành viên Dow Jones, giá cổ phiếu của các tập đoàn ngân hàng và tài chính tăng mạnh nhất, trong đó Morgan Stanley tăng tới 10,9%, tiếp đó là Lehman Brothers tăng 7,8%, CitiGroup tăng 7,2% và Merrill Lynch tăng 6,4%. Tại London, chỉ số FTSE 100 cũng đã tăng 1%. Quyết định trên được mô tả là một bước đi mạnh mẽ và kịp thời, “như thể đã tháo các cánh cửa xả lũ” trong thời gian ít nhất 30 ngày, giải tỏa phần lớn lo âu của giới đầu tư về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng Mỹ. FED cho biết sẽ tiếp tục bơm tiền vào các định chế tài chính nếu thấy cần thiết. Thị trường tín dụng thế giới chao đảo kể từ mùa hè năm 2007 khi các ngân hàng bắt đầu công bố những khoản lỗ liên quan đến đầu tư vào thị trường nhà của Mỹ. Cùng với giá chứng khoán, giá đồng USD cũng tăng so với đồng yên Nhật Bản, cụ thể từ mức 103,52 yên/USD lên 102,80 yên/USD. Đồng USD cũng tăng giá so với đồng euro từ mức gần 1,55 USD/euro lên 1,5283 USD/euro. Giá đồng USD tăng lập tức đã làm giảm giá vàng tại thị trường New York từ 973,70 USD xuống 964,35 USD/ounce. Giá dầu thô trong ngày 11-3 có lúc tăng vọt lên 109,72 USD, nhưng sau quyết định của FED đã giảm xuống 108,13 USD/thùng.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29716-ngan-hang-trung-uong-cac-nuoc-lon-hop-tac-cuu-tin-dung